VIỆN NGHIÊN CỨU & BẢO TỒN VĂN HÓA


'Những ngôi mộ biết nói'

Ngày đăng: 28/04/2024Xem:

774

Qua sáu (6) cuộc tìm kiếm những ngôi mộ của các nhân vật lịch sử, tôi xin trình bày với độc giả của baotonvanhoa.vn về trải nghiệm tâm linh của bản thân, nhân Hội thảo khoa học toàn quốc: “Họ Hồ Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc”.

Qua sáu (6) cuộc tìm kiếm những ngôi mộ của các nhân vật lịch sử, tôi xin trình bày với độc giả của Baotonvanhoa.vn về trải nghiệm tâm linh của bản thân, nhân Hội thảo khoa học toàn quốc: “Họ Hồ Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc”.

1- Cuộc tìm kiếm thứ nhất, phát hiện và khẳng định danh tướng Hồ Đức Cưỡng, Phò mã Nhà Lý và tiếp đó là lăng mộ công chúa Lý Kiều Oanh

 Năm 1973 tôi nhận được linh ứng trong mộng của tướng quân Hồ Đức Cưỡng từ cửa sông Nhật Lệ yêu cầu tìm mộ Ngài. Theo mộng báo đúng nơi đây, cửa song Nhật Lệ (Đồng Hới) hơn ngàn năm trước, nhiều chiến trận diễn ra vô cùng khc liệt, xương chất thành núi, máu đỏ ngập dòng sông Giang. Vua Lý gửi chiếu ban thưởng cho Phò mã Hồ Đức Cưỡng và Phủ trưởng Tân Bình - Thái tử họvì đã có trí sáng khôn lập nhiều chiến công oanh liệt. Dòng sông Giang (tthời đó được đổi thành Sông Nhật Lệ) mãi âm vang những chiến công của Phò mã người vợ hiền Lý Kiều Oanh Công Chúa đã luôn kề vai sát cánh bên chồng chiến đấu chống giặc Chiêm thành. (Đã có tập thơ Hán Nôm  ghi chép lại những lời người xưa ứng vào tôi mà phát ra).

Cũng chính nơi dòng sông Nhật Lệ huyền thoại, tôi được Bác Hồ báo mộng: “Cháu tìm được mộ phò mã Hồ Đức Cưỡng phải báo với Đảng và Chính quyền”.

Sau khi tôi phát hiện ra ngôi mộ, có một bọn người xâu nghi là có tài sản dưới đó đã đào trộm vào đêm 12/5 Mậu Thìn (1988). Chính nhóm người đó vu khống cho vợ chồng tôi đào trộm ngôi mộ và giả tạo về mộ Phò mã tướng quân Hồ Đức Cưỡng. Có tờ đơn tố giác gửi 5 cơ quan, tổ chức, đề nghị bắt giữ chúng tôi. Chồng tôi phải viết tờ trình ngày 2-7 -1988 gửi những nơi nhận đơn nhằm bảo vệ sự thật “đó là mộ của tướng quân Hồ Đức Cưỡng -Tổ Tiên của họ Hồ Nhân Trạch. Cuối cùng, tờ trình của chúng tôi  được họ H và UBND xã Nhân Trạch xác nhận.

Sau khi nghiên cứu, SVHTT Bình Trị Thiên chấp nhận ý kiến của chúng tôi và ngày 24-7-1988  Sở có Công văn số 102 ngày 24/12/1988 ghi rõ: Ngôi mộ vị tướng Hồ Đức Cưỡng thời nhà Lý từ nay cho phép gia đình bà Trương Thị Phước đến chăm sóc bảo vệ. Tôi được Bảo tàng và SVHTT tỉnh Bình Trị Thiên cấp giấy ủy quyền ra vụ Bảo tồn - Bộ Văn Hóa xin giấy phép khai quật đột xuất. Ngôi mộ nằm sâu dưới lòng đất phẳng có bình phong, con rồng 4 móng, khắc 4 cột chữ, mỗi cột có 9 chữ được tôn tạo thời nhà Nguyễn phong tặng vị tướng tài ba văn võ song toàn. Mộ được chuyển về khu nghĩa trang họ Hồ xã Nhân Trạch đảm bảo an toàn.

Tôi quyết tâm lập hồ sơ đề nghị Bộ văn hóa công nhận di tích quốc gia cho Phò mã. Theo chỉ đạo của ông Hồ Hu Thới Giám đốc SVăn hóa Thông tin Nghệ Tĩnh, yêu cầu  “hai ông trưởng họ Hồ xã Nhân Trạch và xã Quỳnh Đôi gặp nhau” “mới lập được” hồ sơ. Tôi dẫn ông Hồ Đức Hợp trưởng ban cán sự họ Hồ xã Nhân Trạch ra Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ Tĩnh gặp ông Hồ Sỹ Nghiêm trưởng họ.

Ông Nghiêm cho rằng “Họ Hồ không có chữ lót Đức, chỉ có Hồ Cương mà thôi, đó là lời nói trãy của dân Nghệ An. Chính Hồ Cưỡng, là Hồ Hồng, Hồ Đại Lang vua ban, là Hồ Phúc Thiện. Ông Hồ Đức Hợp lúc đó chỉ có khát vọng được có bằng di tích quốc gia, nên ông đồng tình ký vào văn bản mà không tranh luận nữa. Ông Nghiêm còn chỉ vào tôi mà nói mày là con dâu, mày phải chấp hành quyết định của 2 trưởng họ đã quyết rồi. Họ buộc tôi đưa tất cả hồ sơ để họ ra BVăn hóa Thông tin nhận văn bằng (lúc này hồ sơ đang ở Nhân Trạch). Ông Hồ Đức Sìa sẽ thay tôi đi đến BVăn hóa Thông tin. Đêm đó trong mộng, tôi nhận lệnh từ Bác Hồ “ra Nhân Trạch xin lại hồ sơ để ra BVăn hóađến đó gặp ông Bài – người thay bộ trưởng Trần Hoàn hiện đang đi nước ngoài. Tôi đã làm theo những gì thu được qua tâm linhtrực tiếp ra nhân tấm bằng có tên Hồ Cưỡng chữ in, nét đậm bên cạnh chữ (Hồ Hồng) viết thường, nét mảnh. Tôi mang về nộp lại cho SVHTT Quảng Bình. Sau đó 1 tháng Quảng Bình đón bằng di tích. Từ đó Tướng Hồ Đức Cưỡng thời Lý bỗng dưng là tướng Hồ Hồng đời nhà Trần.

Đầu xuân năm 1989 tôi tiếp nhận linh cũng qua mộng, theo yêu cầu của Vuia Lý Thái tổ cứu giúp ngôi mộ Công Chúa Lý Kiều Oanh đang nằm dưới nền nhà ông Phạm Văn Thái bố ông Phạm Văn Nam tại địa chỉ cụ thể ở Phường Hải Thành. Nhưng làn này đành ngậm ngùi chỉ biết xót thương, bởi nói không ai tin. Mãi đến năm 2010, tôi gửi đơn báo các cấp chính quyền địa phương và Sở VHTT, Sở KHCN, trực tiếp chỉ hướng và vị trí ngôi mộ. Đến năm 2012, lúc cô Hoàng Thị Thiêm, sử dụng thông tin của tôi, làm việc với Quảng Bình thì khu lăng mộ mới được khai lộ. Lúc đó đã phát hiện có tấm bia khắc Lý Kiều Oanh Công chúa ngay trong Lăng mộ.

2- Cuộc tìm kiếm và phát hiện mộ Bà Tổ, mẹ tướng quân Hồ Đức Cưỡng

Sau khi tìm được mộ tướng quân Hồ Đức Cưỡng, tôi tiếp nhận được linh báo “ra núi Hồng Lĩnh tìm mộ mẹ ta nằm dưới núi trên sông”. ‘Bàtổ đời thứ 2 trong 10 đời thất truyền tên là Nguyễn Thị Hồng sinh ra tại Nam Anh, con một triệu phú Nguyễn Văn Tuyên, từ Nam Đàn theo chồng con vào nam mở cõi. Bà bị giết bỡi loạn 12 sứ quân”. Nhờ ông Hồ Hữu Thới Giám đốc SVHTT Nghệ An trợ duyên tôi được lên mộ bà Hoàng Thị Loan và ra thăm Lăng Bác, ở đó tôi cầu nguyện tìm ra mộ Bà. Tôi tìm về chân Núi Hồng Lĩnh, tới Cương Gián, Nghi Xuân, nhờ một cơ duyên như là phép màu tôi gặp được gia đỉnh ông Hồ Sỹ Dương trưởng họ Hồ Cương Gián. Tại đây tôi được báo về miếuchính là đền Hồng Sơn Bạch Thạch vào ngày 03 tháng 3 năm 1993. Có sự chứng giám của hai trưởng họ Hồ ở Quỳnh Đôi, Nhân Trạch và thủ nhang đền Hồng Sơn Bạch Thạch. (Đền Hồng Sơn Bạch Thạch thờ mộ bà ngay phía sau).

Hồi đó ngôi đền bị con đường HĐ- Nghi Xuân cắt làm đôi. Để cứu đền, tôi cùng ông Hồ Thành Tâm trưởng họ Hồ Hậu Lộc bang qua mấy ngọn núi Hồng Lĩnh (rừng cấm săn bắn) theo hướng mặt trời, quyết tìm ra người quản lý con đường. Sau 7 tiếng đồng hồ thì sang được Nghi Xuân, mặt mũi tay chân hai ông cháu tươm đầy máu. Gặp được ông Hồ Sỹ Hậu Đại tá, lúc đó thuộc văn phòng Bộ Quốc phòng. Chúng tôi cùng ông Hồ Hữu Thới GĐ SVHTTT Nghệ An và ông Hồ Định Sắc báo CA Nghệ An cùng phối hợp yêu cầu anh Hậu điều chỉnh đoạn đường trước cửa đền, vì thế đền “Hồng Sơn Bạch Thạch” mới được an toàn.

3- Cuộc tìm kiếm mộ tướng quân Hồ Hồng thời Trần.

Từ Cương Gián về, tôi tiếp vào An Truyền tìm mộ tướng quân Hồ Hồng thời Trần theo linh ứng. Đến Phú Vang nhờ ông Hồ văn Thương dẫn sang khu mộ có 3 nấm, là mộ của tướng Hồ Hồng (cùng cảnh ngộ bị phân thân như tướng Hồ Đức Cưỡng), đến đó tôi biết được ngôi mộ phần thủ cấp đã được con trai cả dời vào Cẩm Sa, Điện Bàn an toàn. Chúng tôi bằng lien hệ tâm linh đã mời 5 họ ở An Truyền lên gặp nói chuyện với Giám đốc bảo tàng tỉnh (tên là Phượng), họ đề nghị lập hồ sơ công nhận di tích đình làng An Truyền mà thần hoàng làng là ông Hồ Hồng. Ngày 19/2/1994, UBND xã An Truyền Phú Vang mời vợ chồng tôi từ Quảng Bình vào dự lễ đón bằng di tích quốc gia và thành lập Ban Liên lạc Họ Hồ Thừa Thiên Huế

4- Cuộc tìm kiến và phát hiện mộ tướng quân Hồ Đình Đê thời hậu Lê

Nhân duyên sau khi tìm mộ tướng quân Hồ Hồng, tôi vào chùa Diệu Đế ở Huế, biết được tướng Hồ Đình Đê thời Hậu Lê một thời lừng danh tại sông Nhật Lệ. Ông này đã một mình đẩy chiếc gọ tiền xu bị mắc cạn.

Hôm tôi đến Chùa Diệu Đế rung chuông vang dội tứ phương.

Trong buổi đại lễ trước cổng nhà tôi: Ông Hồ Dung họ Hồ Đồng Hới (bị phần âm nhập vào) thét lên: “Ai là Phước trả lời cho tôi biết tổ Hồ Đình Đê của tôi mộ đang nằm ở đâu? ”. Một tuần sau, nhờ 6 sắc phong họ Hồ Đình Bảng gửi vào tôi tìm được mộ tướng Hồ Đình Đê thời hậu Lê tại nghĩa trang Đồng Sơn, Tp Đồng Hới năm 1993. Chúng tôi mời họ Hồ Quỳnh Bảng, và họ Hồ Đồng Hới cùng lập tờ trình xin công nhận di tích mộ cụ Hồ Đình Đê. Sau đó BVHTT đã công nhận di tích này.

5- Nhờ linh ứng tìm đến được Đình Sừng và mộ Nguyên Tổ Hồ Hưng Dật

Cuối năm 1994, tôi nhận linh ứng “Tìm mộ Tổ Hồ Hưng Dật nằm bên trái đường đi vào chưa rõ địa danh”. Đang chưa biết cách nào thì năm 1996 tôi được Bác Hồ báo mộng về Cao Lãnh, Đồng Tháp thăm mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thì mọi việc sẽ thông suốt. Tôi trình bày với ông Hồ Hữu Thới Giám đốc Sở VHTT Nghệ An và được gặp ông Võ Thiện Giá, gia đình này đã 4 đời cưu mang gia đình Bác Hồ. Ông Giá đã viết thư nhờ người giúp đỡ tôi ở Cao Lãnh - Đồng Tháp. Ông Giá bảo rằng ông Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Ái Quốc đều mang họ Hồ. (Bức thư tôi còn cất giữ).

Chiều 12/1 năm 1998, ông trưởng họ Hồ Quỳnh Đôi tuyên bố cuộc họp cuối cùng để dựng bia Tổ Hồ Hưng Dật tại Quỳnh Đôi. Đếm đó, tôi nhận ngay linh ứng của Tổ, “phải bầu Ban Liên Lạc Họ Hồ toàn quốc trước khi dựng bia”. Nhưng rồi điều đó không được sự đồng tình của trưởng họ. Ông Hồ Việt Thắng Bộ trưởng Bộ LT TP là thúc phụ của trưởng họ, lúc đó ủng hộ tôi và “mời bà con ra Hà Nội họp bầu Ban Liên lạc HHTQ lâm thời,  sang năm về lại Quỳnh Đôi sẽ chính thức bầu Ban Liên lạc HHTQ khóa I.

Ngày 16 tháng 04 năm 1998, ban Ban Liên lạc HHTQ lâm thời ra đời tại Hà Nội hội nghị bầu 10 người, ông Hồ Việt Thắng trưởng ban. Tôi được giữ trách nhiệm tìm làm rõ 10 đời thất truyền của họ Hồ.  Ngày 12 tháng 1 năm 1999, Đại hội bầu BLLHHTQ khóa 1 tại Quỳnh Đôi, tôi vẫn được bầu làm thành viên Ban sử. Đủ duyên lành BLLHHTQ lên thăm nhà thờ họ Hồ Tam Công đi qua Yên Thành về nhà ông Hồ Sỹ Tăng thành viên của Ban. Tôi linh cảm nhận thấy Đình Sừng hiện lên bên đường đúng như trong giấc mơ 1994. Tôi yêu cầu cháu Tân (con ông Tăng) “dừng lại, nhà của Tổ  Hồ Hưng Dật đây rồi”.

Cả đoàn theo chúng tôi vào khu đất có ngôi Đền, ai cũng có cảm nhận trong cơ thể khác lạ, linh thiêng. Đây là nơi mà 5 năm trước Tổ đã báo cho tôi. Tôi được biết đây là nơi Tổ làm việc và tạ thế.

Hôm đó có Hồ Đình Sắc báo Công an Nghệ an, Hồ Sỹ Minh báo Nghệ an, Hồ Sỹ Thắng họ Hồ Tam Công trên đường vào UBND xã Lăng Thành huyện Yên Thành. Là ủy viên ban sử BLLHHTQ tôi viết tờ trình gửi các cấp xin được tìm mộ tại sân bóng UBND xã Lăng Thành. Các cấp đã cho phép. Tiếc rằng Ban Liên lạc HHTQ không vào cuộc. Tôi đã vào ra đây nhiều lần. Ông Hồ Hữu Thới, ông Hồ Hoàng Viêm bà Nguyễn Thị Liệu Phó giám đốc bảo tàng Nghệ an đều đã động lòng trắc ẩn. Họ cử Trần Thị Phương cán bộ bảo tàng tràn đầy nhiệt huyết cầu nguyện “Con xin ông Tổ Hồ Hưng Dật xem con như Trương Thị Phước cho con sớm tìm ra cứ liệu”.Trong đống hồ sơ bảo tàng Tỉnh, kết hợp với đi thực địa Trần Thị Phương đã đủ bằng chứng lập được hồ sơ. Nhờ đó BVHTT có cơ sở để công nhận Đình Sừng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.  Ngày 2/9 năm 2004  vợ chồng tôi được UBND xã Lăng Thành mời tham dự lễ đón bằng công nhận di tích,

6- Cuộc tìm kiếm và phát hiện mộ hoàng đế Quang Trung (Hồ Thơm) và mộ vua Cảnh Thịnh (Hồ Quang Toản)

 Ngày 08/8/2008, nhờ mộng báo tôi tìm được mộ Quang Trung (Hồ Thơm), tại chân núi Dũng Quyết khối 3 Phượng Hoàng Trung Đô TP Vinh và cũng năm đó nhờ mộng báo đã tìm được mộ vua Cảnh Thịnh trên núi Đại Huệ - Nam Đàn. Trong mộng, mẹ tôi (người từ ngàn năm trước) đã cùng tôi vào Bình Định và ra Gò Đống Đa Hà Nội.

 Năm 2009, sau khi gặp được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Phủ Chủ tịch chuhsng tôi đã tổ chức cuộc Hội thảo tại thành phố Vinh. Các nhà khoa học, các nhà ngoại cảm, tâm linh, phong thủy cả nước hội tụ về và khẳng định đúng tại khối 3 Phượng Hoàng Trung Đô có mộ Quang Trung và cho máy thăm dó địa chất vào xác định. Cưới cùng đã xác định đúng. Một thời gian sau tôi tim được mộ Vua Cảnh Thịnh nằm trong khuôn viên chùa Đại Tuệ.

Hành trình tìm mộ Hoàng đế Quang Trung và vua Cảnh Thịnh là một quá trình rất gian nan, có rất nhiều điều nhiều điều vi diệu, linh thiêng.  

Thay lời kết

Do nhiều lý do khác nhau, bụi thời gian đã phủ kín nhiều sự kiện lịch sử của dòng họ Hồ, làm cho con cháu nhiều đời sau có khi đã ngộ nhận, nhầm lẫn. May mắn thay hương linh của tiền nhân rất linh thiêng, vẫn bảo lưu được những điều bí ẩn và mách bảo cho đời sau qua các giấc mộng. Tôi là người con dâu của họ Hồ nhưng rất may mắn được các bậc tiên linh báo mộng, gia hộ cùng sự trợ giúp của nhiều cá nhân, cơ quan ban ngành nên đã tìm lại được mộ và biết được danh tính của nhiều vị tiền nhân danh tiếng của Họ Hồ. Điều này đã giúp hậu thế tránh được những sự nhầm lẫn đáng tiếc.

Cây có cội, nước có nguồn. Nhớ ơn tổ tiên ta đã đặt nền móng, con cháu khát vọng được chắp nối; đời tiếp đời cùng nhau vun đắp sao cho mỗi ngày gốc càng vững, cây càng tươi tốt, sai hoa trĩu quả, hậu duệ trường tồn phát triển. Họ Hồ cùng chen vai sát cánh với các dòng họ khác trong cộng đồng dân tộc Việt Nam để xây dựng Tổ quốc giàu mạnh như Bác Hồ từng mong muốn./. 

Trương Thị Phước

                                                       Thành viên không thường trực của Viện NC và BTVH
Hội viên Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng Phật học Việt Nam

 

Comments on social media
THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Mỗi dân tộc, có một nền tảng đạo lý căn bản của sự tồn tại. Chính nền tảng đạo lý đó tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc. Cái Đạo dân tộc thường xuyên thấm nhuần sâu sắc trong cái Lý căn bản của hệ thống pháp luật. Cả hai phương diện Đạo và Lý đó đều phải được xử lý sâu sắc và nhuần nhuyễn trong mọi vấn đề của TTATXH để có một xã hội ổn định và phát triển..