VIỆN NGHIÊN CỨU & BẢO TỒN VĂN HÓA


Chí sỹ Mai Lão Bạng - Người công giáo yêu nước, kính chúa, thương dân

Chí sỹ Mai Lão Bạng - Người công giáo yêu nước, kính chúa, thương dân

Mai Lão Bạng - gương mặt Giáo dân tiêu biểu của đồng bào Công giáo Việt Nam trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, ông đã dành thời gian hơn 35 năm ngược xuôi theo đuổi sự nghiệp tìm đường cứu nước cùng với nhà yêu nước Phan Bội Châu. Trong suốt thời gian ấy ông đã nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam, tra tấn cực hình, nhưng vẫn một lòng đi theo chính nghĩa, tìm mọi cách để cứu nước, cứu dân. Chí hướng mà ông theo đuổi đã có ảnh hưởng tích cực đối với đồng bào công giáo vùng Nghệ -Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung lúc bấy giờ..

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Mỗi dân tộc, có một nền tảng đạo lý căn bản của sự tồn tại. Chính nền tảng đạo lý đó tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc. Cái Đạo dân tộc thường xuyên thấm nhuần sâu sắc trong cái Lý căn bản của hệ thống pháp luật. Cả hai phương diện Đạo và Lý đó đều phải được xử lý sâu sắc và nhuần nhuyễn trong mọi vấn đề của TTATXH để có một xã hội ổn định và phát triển.

Ngày 10.4, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 để xem xét, cho ý kiến về việc lấy ý kiến nhân dân và hoàn thiện Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội và việc tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

(Chinhphu.vn) - Thanh tra Chính phủ đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra. Trong đó quy định cụ thể về xử lý vi phạm trong việc thực hiện kết luận thanh tra.

(Chinhphu.vn) – Chính phủ vừa ban hành Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Trong đó, Nghị định nêu rõ quy định về điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước (Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển; giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất).

Một vụ đuối nước thương tâm vừa xảy ra tại xã Quang Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) khiến 3 người tử vong.

Một vụ đuối nước thương tâm vừa xảy ra tại xã Quang Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) khiến 3 người tử vong.

Ông Đặng Đình Vinh, Chủ tịch UBND xã Quang Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc 3 người tử vong do đuối nước tại giếng làng..
Bộ Y tế đề nghị các địa phương đề xuất nhu cầu vaccine COVID-19

Bộ Y tế đề nghị các địa phương đề xuất nhu cầu vaccine COVID-19

Bộ Y tế đề nghị các địa phương đề xuất nhu cầu vaccine COVID-19
Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, từng ngành để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, từng ngành để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, từng ngành để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu nhiều sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu nhiều sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính

(Chinhphu.vn) - Dự Hội nghị Bộ trưởng về "Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á" (AZEC), sáng 4/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng các nước cần đề ra một lộ trình giảm phát thải hết sức bài bản, thực tế, không phải bằng mọi giá vì còn cần tính đến các vấn đề kinh tế và xã hội..


Đón khách quốc tế tại Sân bay quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa)

Đó là ý kiến của đa số đại biểu đại diện của các doanh nghiệp, chuyên gia du lịch tại Hội thảo Hợp tác hàng không - du lịch: Giải pháp thu hút khách quốc tế do Báo Văn Hóa phối hợp với một số đơn vị vừa tổ chức tại Nha Trang (Khánh Hòa).

Hàng không - du lịch phải tương hỗ

Theo các đại biểu tại Hội thảo, ngành Du lịch chỉ thực sự phục hồi và phát triển khi hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế trở lại sôi động mạnh mẽ. Trước Covid-19, Việt Nam đã có nhiều bài học về sự cạnh tranh điểm đến so với các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, sau đại dịch đã có rất nhiều thay đổi từ thị trường quốc tế khiến chúng ta phải thật sự nhìn nhận lại cách thức tiếp cận và thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. Bên cạnh những nỗ lực của từng doanh nghiệp trong việc hoàn thiện sản phẩm, cơ sở vật chất đón tiếp du khách, đào tạo lại nhân sự đáp ứng yêu cầu mới của thị trường hậu Covid-19, xúc tiến quảng bá tìm kiếm các thị trường khách quốc tế… thì doanh nghiệp rất cần sự vào cuộc đồng bộ và có quy mô của các bên liên quan.

Đề cập về sự hợp tác giữa doanh nghiệp du lịch và hàng không để phục hồi du lịch, ông Trương Trần Ngọc Hùng, Phó ban tiếp thị bán sản phẩm Vietnam Airlines cho biết: “Cần tạo lập thị trường và tăng khả năng tiếp cận thị trường cho các thị trường khách quốc tế vào Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh điểm đến về thu hút khách quốc tế. Tiếp tục triển khai và công bố chính sách miễn, giảm các loại thuế phí cho đến hết năm 2024 khi thị trường phục hồi hoàn toàn để các hãng hàng không chủ động lập kế hoạch. Cùng đó, giảm 50% phí cất hạ cánh và điều hành bay đối với các chuyến bay nội địa trong năm 2023, 2024 như đã áp dụng trong giai đoạn 2020-2021; đẩy mạnh phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng, nguồn nhân lực”.

Bà Nhữ Thị Ngần, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội (Hanoi tourism JSC) cho hay, trong du lịch đặc biệt là du lịch quốc tế, các hãng hàng không có vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối và chất xúc tác để kết nối du khách với điểm đến. Do đó, doanh nghiệp du lịch rất cần sự đồng hành hợp tác chặt chẽ từ phía các hãng hàng không. Sau đại dịch, khả năng chi trả của du khách bị ảnh hưởng khá lớn, nên việc kích cầu bằng các chính sách khuyến mãi của hàng không là yếu tố đặc biệt quan trọng. Với bối cảnh hiện nay, vé máy bay tăng giá ở cả các tuyến trong nước và quốc tế, là một bất lợi lớn trong việc cạnh tranh với các điểm đến khác trong khu vực.

Bà Ngần đặt vấn đề: “Doanh nghiệp lữ hành mong muốn có được sự quan tâm hỗ trợ của các hãng hàng không, nhằm tăng cường liên kết các bên cùng có lợi. Trong đó, hãng hàng không mở đường bay mới, giúp du khách có thêm lựa chọn về sản phẩm mới, tiết kiệm thời gian đi lại; doanh nghiệp lữ hành quảng bá điểm đến mới với thị trường mục tiêu. Đối với các đường bay không có chuyến bay thương mại, khích lệ các doanh nghiệp lữ hành kết hợp với hãng hàng không mở các chuyến bay charter (thuê bao nguyên chuyến) với chính sách ưu đãi, để khuyến khích phong phú đa dạng sản phẩm, thêm lựa chọn mới lạ và ưu thế hơn cho du khách”.

Bà Ngần cũng thẳng thắn: “Nên sáng tạo hình thức khích lệ các sản phẩm mới theo đường bay mới, các hãng hàng không cùng lựa chọn đơn vị lữ hành chiến lược để triển khai sản phẩm mới khác biệt, đặc thù. Nhằm cùng xúc tiến quảng bá chéo để hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành tiếp cận thị trường mục tiêu, tạo hiệu quả kinh doanh tối ưu”.

Nên khai thác những điểm mạnh về tài nguyên du lịch

Không chỉ riêng Việt Nam, mà tất cả các quốc gia trên thế giới muốn phát triển du lịch đều chịu ảnh hưởng của chính sách, điều kiện xuất - nhập cảnh quốc tế. Một số công ty lữ hành cho rằng, tại Việt Nam hiện nay còn khá khó khăn do thời gian du khách chờ xét duyệt visa từ 3 đến 5 ngày, thậm chí 7 ngày làm việc. Chưa kể chi phí xét duyệt visa là khá cao, thời gian lưu trú cho phép ở lại ngắn ngày. Thủ tục xuất nhập cảnh tại Việt Nam còn rườm rà, yêu cầu nhiều loại giấy tờ phức tạp so với trước dịch Covid-19. Thị thực điện tử (e-visa) cũng chưa có cơ chế xác nhận lý do từ chối hồ sơ. Do đó, du khách gặp phải nhiều khó khăn không đáng có. Đây là những bất lợi điển hình, khiến du khách quốc tế còn nhiều e ngại khi lựa chọn Việt Nam làm điểm đến cho kì nghỉ của mình. Doanh nghiệp du lịch và du khách đều kì vọng vào một chính sách visa thân thiện, cởi mở hơn, nhanh gọn hơn, thuận tiện hơn… để du khách có thể coi Việt Nam là một điểm đến lý tưởng, không còn những rào cản về thời gian hay thủ tục rườm rà. Khi du khách có được trải nghiệm thân thiện, chạm được vào cảm xúc của họ, thì chúng ta có thể xuất khẩu tại chỗ những sản phẩm đặc trưng, mang lại nguồn thu và lợi ích lớn hơn nhiều so với chỉ trông chờ vào phí thu từ thủ tục xuất nhập cảnh.

Đại diện Lux Group chia sẻ, Việt Nam có bốn điểm mạnh về tài nguyên du lịch khác biệt, độc đáo so với các nước trong khu vực là: Văn hóa, thiên nhiên, con người và ẩm thực. Tuy nhiên, cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch, xúc tiến, quản lý điểm đến và ứng dụng chuyển đổi số lại là những điểm yếu của Việt Nam hiện nay. Để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, cần cấp thiết tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong công tác quảng bá và xúc tiến một cách hiệu quả. Định vị Việt Nam là một điểm đến di sản văn hóa và thiên nhiên là cần thiết. Trong đó, di sản là khác biệt và khẳng định bản sắc của điểm đến Việt Nam. Việc định vị và cung cấp trải nghiệm độc đáo sẽ giúp du khách đến Việt Nam có trải nghiệm tốt hơn và muốn quay lại nhiều lần.

Đại diện Lux Group cũng cho rằng, ngành Du lịch Việt Nam đang khó cạnh tranh với các nước trong khu vực và một trong các nguyên nhân đó là giá vé rất cao. Ngoài ra, cần đặt khách hàng là trung tâm và phát triển các sản phẩm trải nghiệm mới, sáng tạo, phù hợp với bản sắc dân tộc và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.