VIỆN NGHIÊN CỨU & BẢO TỒN VĂN HÓA


Các quy định của dự thảo Luật đất đai liên quan đến tích tụ, tập trung đất đai .

Ngày đăng: 27/04/2024Xem:

612

Gần đây nhất, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW. Trên cơ sở đó, Dự thảo Luật Đất đai năm 2013 sửa sẽ thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, giải pháp của Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn và xu thế phát triển với nhiều điểm đổi mới, trong đó nổi bật là vấn đề về tích tụ, tập trung đất nông nghiệp.


Đối với doanh nghiệp, mặc dù không có quy định hạn mức giao và nhận chuyển nhượng nhưng quyền tiếp cận đất nông nghiệp của doanh nghiệp còn gặp khó khăn do quy định tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, và đất nông nghiệp bi từ chối thế chấp khi vay vốn ngân hàng. 
 

Các quy định của dự thảo Luật đất đai liên quan đến tích tụ, tập trung đất đai .

Một trong những kỳ vọng cho vấn đề này là Dự thảo Luật Đất đai đang được triển khai sẽ có nhiều quy định mới nhằm thúc đẩy phát triển việc tích tụ đất đai. Theo các chuyên gia, những quy định mới dự định đưa vào có thể bao gồm những nội dung sau:

1) Đã kế thừa và bổ sung một số thuật ngữ như: góp vốn bằng quyền sử dụng đất, góp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tập trung đất nông nghiệp, tích tụ đất nông nghiệp, dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, vùng phụ cận, vùng giá trị đất, giá của thửa đất chuẩn (tại các khoản 9,10,12,13,19,31, các khoản từ khoản 36  đến khoản 41 Điều 3Bổ sung 01 mục mới Quy định về quyền và nghĩa vụ của Công dân đối với đất đai, bao gồm: quyền tiếp cận đất đai, quyền tiếp cận thông tin đất đai, quyền tham gia, giám sát việc quản lý, sử dụng đất và các nghĩa vụ của Công dân đối với đất đai (tại Mục 3  Chương I. Quy định chung của  Dự thảo Luật).

2) Bổ sung, hoàn thiện các quy định về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong các khu vực quy hoạch (tại khoản 5, khoản 6 Điều 51 Chương IV. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất).

3) Sửa đổi làm rõ căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (tại Điều 54); Bổ sung đối tượng được giao đất không thu tiền là người sử dụng đất để quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (tại khoản 3 Điều 56); Hoàn thiện các quy định về cho thuê đất tại Điều 58,  Chương V. Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của dự thảo Luật.

4) Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc theo hướng đa dạng các hình thức bồi thường về đất đối với hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để phù hợp với nhu cầu người sử dụng đất và điều kiện cụ thể của từng địa phương như. Quy định việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải thực hiện trước khi có quyết định thu hồi đất (tại khoản 2,4,5 Điều 79,  Chương VII. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: dự thảo Luật).

5) Dự thảo bổ sung quy định về ngân hàng đất nông nghiệp để thực hiện chức năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận ký gửi quyền sử dụng đất nông nghiệp; cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp (tại  Điều 106 Chương VIII). Phát triển quỹ đất.

6) Xác lập giá trị pháp lý đối với trường hợp đăng ký đất đai,  thông tin được ghi nhận vào sổ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai phù hợp với hệ thống đăng ký chứng quyền hiện nay các nước tiên tiến đang áp dụng tại khoản 1 Điều 136, Chương IX Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của dự thảo Luật.

7) Hoàn thiện quy định về nguyên tắc định giá đất phù hợp với nguyên tắc thị trường; Bỏ quy định khung giá đất của Chính phủ, sửa đổi quy định về bảng giá đất (tại khoản 2 điểm c,d khoản 3, khoản 4 Điều 130 và giá đất cụ thể, Hội đồng thẩm định giá đất tại khoản 1, điểm e khoản 2 và khoản 3 Điều 131 Chương X. Tài chính đất đai, giá đất của dự thảo Luật).

8) Một số quy định mới về thời hạn sử dụng đất và hạn mục sử dụng đất nông nghiệp (Chương XII. Chế độ sử dụng các loại đất của dự thảo Luật)…

9) Một số quy định mới về quyền của người sử dụng đất (quy định tại Chương XIII. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. của dự thảo Luật Đất đai).

 
 

Comments on social media
THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Mỗi dân tộc, có một nền tảng đạo lý căn bản của sự tồn tại. Chính nền tảng đạo lý đó tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc. Cái Đạo dân tộc thường xuyên thấm nhuần sâu sắc trong cái Lý căn bản của hệ thống pháp luật. Cả hai phương diện Đạo và Lý đó đều phải được xử lý sâu sắc và nhuần nhuyễn trong mọi vấn đề của TTATXH để có một xã hội ổn định và phát triển..