VIỆN NGHIÊN CỨU & BẢO TỒN VĂN HÓA


Cần làm rõ phương án bồi thường đất một cách thỏa đáng để đảm bảo công bằng

Ngày đăng: 19/04/2024Xem:

932

TPO - Theo chuyên gia, dự luật Đất đai sửa đổi cần làm rõ phương án bồi thường đất một cách thỏa đáng để đảm bảo việc thu hồi đất, đặc biệt là đất ở khu đô thị, khu dân cư diễn ra minh bạch, công bằng; chú ý áp dụng khung giá bồi thường theo thị trường, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân, tránh áp giá đền bù mang tính áp đặt hay tạo kẽ hở trục lợi.

 Ngày 22/2, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TPHCM tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) 2023. Tham dự có các thành viên Hội đồng Tư vấn dân tộc - tôn giáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và đại diện các quận, huyện, TP.Thủ Đức; đại diện các cơ sở tôn giáo, dân tộc trên địa bàn thành phố.

Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM Nguyễn Vinh Huy cho rằng, việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) sẽ mang lại lợi ích cho Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi. Ngoài mục tiêu phát triển KT - XH, việc thu hồi đất cần bảo đảm sự ổn định về chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Ông Huy đề nghị, cần tách bạch mục đích thu hồi đất sử dụng phục vụ lợi ích quốc gia và công cộng khỏi mục đích phát triển KT - XH. Bên cạnh đó, cần ban hành quy định xác định rõ những vấn đề, lĩnh vực nào là lợi ích quốc gia, công cộng ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân phải tôn trọng, ưu tiên những vấn đề, trường hợp đó.

Cũng theo vị này, Nhà nước cần làm rõ phương án bồi thường đất một cách thỏa đáng để đảm bảo việc thu hồi đất, đặc biệt là đất ở khu đô thị, khu dân cư diễn ra minh bạch, công bằng; chú ý áp dụng khung giá bồi thường theo thị trường, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân, tránh áp giá đền bù mang tính áp đặt hay tạo kẽ hở trục lợi.

iên quan đến đất tôn giáo, nguyên Phó bí thư Thành ủy TPHCM Võ Thị Dung cho rằng cần bổ sung quy định về điều kiện quy hoạch đất tôn giáo, theo quy định khi lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có chỉ tiêu sử dụng đất của loại đất này.

Theo bà, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với loại đất này chỉ thể hiện khi hiện trạng đã là đất cơ sở tôn giáo. Do đó, việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất khác sang đất cơ sở tôn giáo hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Liên đoàn Luật sư Việt Nam) cho rằng, theo báo cáo ở một số tỉnh thành, tình trạng các cơ sở tôn giáo tự thỏa thuận, thực hiện việc chuyển nhượng, mua bán lại đất của các hộ gia đình, cá nhân, nhận hiến tặng, công đức không đúng quy định diễn ra khá phổ biến. Bên cạnh đó, một số cơ sở tôn giáo sau khi nhận hiến tặng, chuyển nhượng của hộ gia đình, cá nhân đã tự mở rộng chùa, nhà thờ mà chưa thực hiện các thủ tục chấp thuận cho tu bổ, tôn tạo di tích, phê duyệt quy hoạch, cấp phép xây dựng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Cần làm rõ phương án bồi thường đất một cách thỏa đáng để đảm bảo công bằng ảnh 2

Luật sư Nguyễn Văn Hậu nêu ý kiến.

Do vậy, luật sư Hậu đề nghị trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai cần xem xét quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.

Đồng thời, quy định cụ thể đối với trường hợp thu hồi đất, giao đất cho các tổ chức kinh tế để xây dựng khu du lịch liên quan đến tôn giáo. Bên cạnh đó, cần tách bạch đất sử dụng vào mục đích tôn giáo (không thu tiền sử dụng đất) và đất kết hợp du lịch để sử dụng đất tiết kiệm, tính thu tiền thuê đất đối với đất du lịch dịch vụ, tránh thất thu cho ngân sách nhà nước.

Về chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc, các chuyên gia cho rằng cần bổ sung các quy định tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp; đồng thời được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ.

Comments on social media
THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Mỗi dân tộc, có một nền tảng đạo lý căn bản của sự tồn tại. Chính nền tảng đạo lý đó tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc. Cái Đạo dân tộc thường xuyên thấm nhuần sâu sắc trong cái Lý căn bản của hệ thống pháp luật. Cả hai phương diện Đạo và Lý đó đều phải được xử lý sâu sắc và nhuần nhuyễn trong mọi vấn đề của TTATXH để có một xã hội ổn định và phát triển..