VIỆN NGHIÊN CỨU & BẢO TỒN VĂN HÓA


GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ TRONG DÒNG CHẢY VĂN HÓA DÂN TỘC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN THỊNH VƯỢNG

Ngày đăng: 20/04/2024Xem:

590

Nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới của quá trình vận động, phát triển. Con người đã làm nên nhiều sản phẩm diệu kỳ, nhưng cũng đang đứng trước nhiều thách thức của tạo hóa

 Nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới của quá trình vận động, phát triển. Con người đã làm nên nhiều sản phẩm diệu kỳ, nhưng cũng đang đứng trước nhiều thách thức của tạo hóa. Tiến trình cách mạng 4.0 vừa đưa đến những kỳ tích cho những quốc gia dân tộc có nhiều tiến bộ khoa học công nghệ, nhưng cũng đang đặt ra không ít nan giải cho những dân tộc, quốc gia mà ở đó công nghệ, kỹ thuật lạc hậu. Cách mạng 4.0 tạo ra nhiều khả năng to lớn để con người sản xuất ra nhiều sản phẩm siêu phàm; đưa con người đến những miền xa xôi của vũ trụ hay thâm nhập vào những ngõ ngách bí hiểm của vật chất, mở ra nhiều cơ hội cho con người sản xuất các giá trị vật chất mới. Nhưng cũng chính những tiến bộ khoa học công nghệ đang đặt nhân loại trước những thách thức to lớn, những bài toán nan giải trong bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững trên trái đất thân yêu này. Càng ngày càng có nhiều vật phẩm hàng hóa và dịch vụ chứa nhiều độc tính, đe dọa sự phát triển thể chất và tinh thần của loài người. Điều đó buộc nhân loại phải tính toán để điều chỉnh nền sản xuất xã hội sao cho bảo đảm lợi ích tồn tại và phát triển bền vững. Chính biện chứng giữa bền vững và phát triển đòi hỏi nhân loại phải hợp tác và phải đặc biệt quan tâm đến văn hóa, bảo tồn văn hóa. Hợp tác trên tất cả các quy mô thế giới, khu vực và quốc nội; hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội trở thành quy luật tất yếu.

Đất nước ta đang trong tiến trình toàn cầu hóa, vì mục tiêu phát triển thịnh vượng. Đòi hỏi tất cả các phương diện của đời sống và nền sản xuất xã hội đều phải hội nhập sâu rộng. Trong điều kiện đó, tất cả các cộng đồng, từ các dòng họ, các doanh nghiệp, các chủ thể sản xuất ra các giá trị xã hội đều cần có sự kết nối, sẻ chia và hợp tác. Tập đoàn Bách gia trăm họ ra đời và nếu tổ chức hoạt động tốt sẽ là một sự đóng góp thiết thực cho sự hợp tác, kết nối, chia sẻ giữa các dòng họ Việt Nam, một cơ chế hợp tác rộng rãi, hữu ích, tác dụng to lớn giữa các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ – những chủ thể đang rất cần dựa vào nhau để tồn tại và phát triển.Mỗi quốc gia dân tộc có những thế mạnh riêng của mình trong hành trang phát triển đi lên. Trong quá trình hội nhập quốc tế các quốc gia, dân tộc đều chú trọng khai thác tối đa những thế mạnh riêng của mình; sử dụng những đặc điểm tích cực, riêng có trên từng lĩnh vực để hợp tác và phát triển. Văn hóa thực sự là cầu nối giữa các dân tộc và là môi trường thuận lợi nhất cho sự hợp tác, kể cả với các quốc gia dân tộc đang có sự khác biệt về thể chế và đường lối chính trị. Dân tộc ta, non sông đất nước ta có thế mạnh về văn hóa, và thực sự đã có những đóng góp lớn cho nền văn minh nhân loại, đóng góp cho sự thịnh vượng của xã hội nhân loại. Chúng ta có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được thế giới xếp hạng như Thành Nhà Hồ, như Truyện Kiều, Dân ca Ví Dặm Nghệ Tĩnh, Dân ca quan họ Bắc Ninh… Chúng ta có nhiều nhà văn hóa kiệt xuất được nhân loại vinh danh như Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, .. Chúng ta lại được thiên nhiên ban tặng cho những danh lam thắng cảnh kỳ thú, được xếp vào hạng kỳ quan như Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng… Đó là những đóng góp tích cực cho nhân loại.

Văn hóa và Bảo tồn văn hóa có vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền sản xuất xã hội. Không thể quản trị, xây dựng đất nước nếu không dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc. Không thể thực hiện thắng lợi các cuộc đấu tranh giữ nước, bảo vệ Tổ quốc nếu không khai thác các giá trị văn hóa. Không thể nói đến nền giáo dục quóc dân nếu thiếu các giá trị văn hóa và bảo tồn văn hóa. Và đặc biệt trong xã hội hiện đại, không thể phát triển nền sản xuất xã hội nếu không bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Văn hóa không phải là việc riêng của Ngành Văn hóa Du lịch. Văn hóa và bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa quyết định sự thành công của mọi doanh nhân, doanh nghiệp, của mọi ngành hàng, lĩnh vực sản xuất; của mỗi cá nhân, gia đình, dòng họ.  Càng nhiều giá trị văn hóa, nhân văn trong sản phẩm các doanh nghiệp càng có chỗ đứng vững chắc trong nền sản xuất xã hội. Một doanh nghiệp, doanh nhân muốn không bị xã hội, thị trường quốc nội và quốc tế tẩy chay thì trong sản phẩm hàng hóa không để có dấu ấn của những điều phản văn hóa, phi nhân đạo; phải tựu trung được cacfng nhiều càng tốt các giá trị văn hóa, nhân văn. Kể cả các phẩm vật và sản phẩm dịch vụ nếu còn những yêu tố phi nhân tính, phản văn hóa thì đều bị xã hội tẩy chay. Càng với những thị trường văn minh thì sự kiểm duyệt các giá trị văn hóa kết tập trong hàng hóa càng khắt khe. Một doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của mình vào thị trường quốc tế chắc chắn phải bảo đảm các giá trị văn hóa, nhân văn, hợp tác lao động xã hội, vì mục đích xã hội.  Càng nhiều giá trị nhân văn, văn hóa, đóng góp tích cực cho xã hội trong quá trình sản xuất thì cơ hội chiếm lĩnh thị trường của các sản phẩm từ các doanh nghiệp càng lớn. Vì thế, khi cùng kết nối, hợp tác với nhau tạo ra môi trường hay hệ sinh thái của Bách gia trăm họ, các doanh nghiệp đã làm gia tăng giá trị các sản phẩm hàng hóa của mình. Điều đó cũng giải thích cho việc vì sao vừa mới hình thành mà Hệ sinh thái Bách gia trăm họ lại được nhiều doanh nghiệp, doanh nhân tham gia, hưởng ứng như vậy. 

 Trong thời đại dân chủ, dù không còn tục cha truyền con nối, nhưng ảnh hưởng, sự truyền cảm hứng của các thế hệ đi trước đối với tâm tư, tình cảm, ý chí quyết tâm, sáng tạo của các thế hệ hậu sinh đã vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển. Nhờ sự phát triển của công nghệ sự kết nối của dòng họ trên các vùng miền khác nhau trở nên thuận lợi, nhanh chóng. Quá trình phát triển nhiều thế hệ con cháu làm cho các dòng họ trở nên gắn bó thân thiện với nhau hơn, bởi một dòng họ thường gắn kết nội – ngoại với rất nhiều dòng họ khác. Cũng nhờ khả năng thông tin rộng rãi, nhanh chóng và sự giáo dục đúng hướng, sự khẳng định vai trò quản lý xã hội, quản lý cộng đồng, gia đình, dòng họ của nữ giới, đã làm sự gắn kết giữa các dòng họ trở nên mạnh mẽ hơn và không còn sự kỳ thị, chia rẽ giữa các dòng họ, các giới và thậm chí các tộc người.

Comments on social media
THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Mỗi dân tộc, có một nền tảng đạo lý căn bản của sự tồn tại. Chính nền tảng đạo lý đó tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc. Cái Đạo dân tộc thường xuyên thấm nhuần sâu sắc trong cái Lý căn bản của hệ thống pháp luật. Cả hai phương diện Đạo và Lý đó đều phải được xử lý sâu sắc và nhuần nhuyễn trong mọi vấn đề của TTATXH để có một xã hội ổn định và phát triển..