VIỆN NGHIÊN CỨU & BẢO TỒN VĂN HÓA


GS.TS Hồ Trọng Ngũ và "mấy vấn đề mang tính phương pháp luận khi khảo cứu lịch sử Họ Hồ"

Ngày đăng: 27/04/2024Xem:

464

Baotonvanhoa.vn xin giới thiệu đoạn trích từ Báo cáo khoa học của GS.TS Hồ Trọng Ngũ - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa về "mấy vấn đề mang tính phương pháp luận khi khảo cứu lịch sử Họ Hồ

 


GS.TS Hồ Trọng Ngũ - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa phát biểu tham luận tại Hội thảo 
 

Nghiên cứu Họ Hồ Việt Nam cần được đặt trong mối liên hệ hữu cơ với dòng chảy lịch sử quốc gia – dân tộc

a/ Thông qua nghiên cứu tiến trình lịch sử quốc gia dân tộc, các sự kiện và nhân vật lịch sử trong chính sử để phát hiện được các nhân vật và thế hệ của dòng họ. Nghiên cứu lịch sử họ Hồ, cũng như với bất cứ dòng họ nào đang sinh sống trên đất nước Việt Nam này đều cần gắn với nghiên cứu lịch sử quốc gia dân tộc; phải nắm vững thông tin về bối cảnh lịch sử xã hội, đất nước tại thời điểm (hoặc thời đoạn) mà sự kiện trọng đại của dòng họ hay danh nhân xuất chúng của dòng họ xuất hiện. Ví dụ, không nắm vững nguồn gốc lịch sử của Việt tộc, của quốc gia dân tộc Việt cũng như nếu không phân tích sâu bối cảnh lịch sử của quốc gia, dân tộc Việt những thế kỷ thập niên cưối thế kỷ X thì không hiểu được bản chất, định hướng tư tưởng và giá trị tinh thần, sự đóng góp của Đức Nguyên tổ Họ Hồ Việt Nam đối với đất nước, đối với dân tộc. Trách nhiệm của chúng ta là tiếp tục khơi sáng dòng chảy chung sáng láng của sử họ, đồng thời, làm rõ thêm nhưng khúc mắc, tồn nghi. Cần tiếp tục đóng góp để Bộ Sử Họ phản ánh ngày càng chính xác hơn, đầy đủ hơn thực tế lịch sử đã diễn ra và cung cấp ngày càng nhiều những bài học quý báu hơn cho sự nghiệp giữ gìn và bảo tồn văn hoá dân tộc.

Từ những phân tích trên, cần phải thống nhất rằng, Đức nguyên tổ của Họ Hô Việt Nam được hiểu là người đầu tiên đặt nền móng cho việc sinh tồn, phát triển Họ Hồ ở Việt Nam và đồng thời là tổ tiên của đa số tuyệt đối những người mang Họ Hồ ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là, không loại trừ có thể có người mang họ Hồ đã đến đất này nhưng không thực hiện được sứ mệnh đặt nền móng cho việc sinh tồn, phát triển Họ Hồ ở Việt Nam; mặt khác, cũng có thể có người họ Hồ không là hậu duệ của Hồ Hưng Dật đã đến sinh cơ, lập nghiệp ở đất này nhưng đã không trường tồn và phương trưởng để thành một dòng họ, mà đã sớm bị tuyệt diệt, hoặc chỉ tồn tại như một nhóm nhỏ, lẻ loi, không quan hệ hàng thuộc với các tông phái, chi phái họ Hồ trên toàn cõi đất Việt; người đó không là tổ tiên của đa số tuyệt đối những người mang Họ Hồ ở Việt Nam.

b/ Để có thể có đường lối tìm kiếm đúng, cũng như có niềm tin hoặc hoài nghi khoa học đúng đắn trước các sử liệu khó kiểm chứng thì cần hiểu được căn bản về quy luật khách quan, phổ biến hình thành dòng họ, sự phân chi và phương trưởng của các dòng họ… Dòng họ được hiểu như là một hệ thống tập hợp các cá nhân và gia đình của những người có quan hệ huyết thống được sắp xếp tự nhiên theo chuỗi liên kết thứ bậc giữa các cấu tử sinh ra và được sinh ra để thực hiện chức năng sinh tồn và phát triển nòi giống. Khi quan niệm gia đình như là tế bào xã hội thì dòng họ có thể coi như một thực thể xã hội đa bào liên kết với nhau để thực hiện chức năng tồn tại và phát triển xã hội. Chính vì thế, để hiểu được cội nguồn của bất cứ dòng họ nào chúng ta cũng phải đều tiếp cận những quy luật chung của quá trình lịch sử sinh ra các dòng họ.

Xã hội loài người từ mông muội truyền đời bằng phối hôn cùng huyết thống, dần dần mở rộng giao lưu chuyển hóa, rồi hỗn huyết để tạo ra những thế hệ mới mạnh mẽ hơn, với những khả năng sinh tồn tốt hơn. Vai trò của dòng họ được hình thành và mạnh mẽ từ khi nhân loại chuyển sang chế độ phụ hệ. Đặc biệt ở Phương Đông, khi vai trò người đàn ông trở thành độc tôn, quyết định thì vấn đề họ tộc càng trở nên cực kỳ quan trọng. Bắt đầu quá trình xác lập lãnh thổ, nơi cư ngụ, chiếm hữu đất đai. Dòng họ có thể mang tên vùng đất được vua phong (ví dụ Họ Trần); có thể lấy chức vụ vua ban (như họ Lý/ Đại lý); dòng họ có thể được vua hoặc người đứng đầu quốc gia ban quốc tính, kể cả trong thời hiện đại (như Họ Hồ Tây Nguyên); dòng họ có thể mang tên người đầu tiên xưng hùng, hoặc xưng bá, lập xã tắc (như họ Vương, họ Hùng); dòng họ có thể đổi sang tên một dòng họ khác kèm theo những dấu hiệu để lưu nhớ gốc v.v… Trong quá trình đó cũng xuất hiện những hiện tượng di dịch chuyển và sự thay đổi dòng họ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, theo đúng như quy luật tự nhiên, cái gốc rễ ban đầu mãi để lại dấu ấn cho cho các thế hệ sau và tạo nên những bản sắc riêng của mỗi dòng họ.

c/ Hiểu thấu và chấp nhận một thực tế khách quan là sự giao thoa tất yếu giữa các dòng họ trong một quốc gia, vùng lãnh thổ. Mỗi một dòng họ như một cây đại thụ từ một gốc sinh ra và vươn ra ngàn vạn nhánh. Quá trình sinh trưởng đó các dòng họ cũng giao thoa, hòa hợp với các dòng họ khác để thực hiện quy luật chung của tạo hóa bảo đảm sự sinh tồn và phát triển. Trong bản Gia phổ Hồ Tộc Tông tích ký của Họ Hồ Văn Sơn Đạm Thủy (ngày nay là Đỉnh Bàn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) có đoạn viết “本 乎 天 人 生 由 祖 水 山 岸 沇 萬 派 本 於 源 木” Bản Hồ Thiên Nhân Sinh Do Tổ Thủy Sơn Ngàn Dòng Vạn Phái Bản Ư Nguyên Mộc. Họ Hồ hoàn toàn có thể hãnh diện với sự đóng góp của mình cho đại nghiệp lớn mà quốc gia – dân tộc Việt đã làm nên trong lịch sử nhân loại. Những người đang nghiên cứu lịch sử Họ Hồ hoàn toàn nhất trí với ý kiến của ông Hồ Cơ rằng : “Trăm họ làm nên sự nghiệp lớn / Họ Hồ không thẹn với non sông”.

Chính vì những lẽ đó, việc Ban Liên Lạc Họ Hồ Việt Nam các khoá chủ trương nghiên cứu xây dựng Sử Họ là rất đúng đắn. Công lao xây dựng Bộ sử Họ Hồ của Ban Ban Liên Lạc Họ Hồ Việt Nam các khoá là rất to lớn. Đặc biệt cuối năm 2019, chúng ta đã xuất bản được cuốn “Họ Hồ Việt Nam – Cội nguồn và phát triển”- đó là một sự cống hiến đáng kể cho việc duy trì và phát triển văn hoá dòng họ. Mặc dù còn một số điểm nhất thiết phải được chỉnh lý cho phù hợp với thực tế lịch sử và thế thứ dòng họ, nhưng đó thực sự là một tài liệu quý không chỉ để truyên truyền về vai trò, sự đóng góp của Họ Hồ Việt Nam trong dòng chảy văn hoá dân tộc, mà còn là phương tiện quan trọng để giáo dục con cháu Họ Hồ về lòng tự hào dân tộc, về tổ tiên, nguồn cội và trách nhiệm giữ gìn những gía trị cốt lõi mà tiền nhân đã để lại. Nhiều bậc thúc phụ và bào huynh của chúng ta đã lao tâm khổ tứ để tập hợp, hệ thống hoá tư liệu chính sử và phả sử các tông phái, chi nhánh dòng họ; đồng thời đã thực sự “đãi cát tìm vàng “trong biển lớn mênh mông tư liệu lịch sử các phương diện đời sống đất nước, xã hội để hôm nay chúng ta có được một bộ sử, dù chưa phải đã toàn thiện nhưng rất quý báu.

d/ - Cần một thái độ khách quan, biện chứng và lịch sử cụ thể khi tiếp cận các dữ liệu lịch sử. Ví dụ, lịch sử nhân loại nói chung, cho đến trước khi tìm đến với tư tưởng thế giới đại đồng, hợp tác phát triển là một quá trình đấu tranh sinh tồn, đấu tranh quyền lực và thôn tính, chính phục lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc. Ngay trong từng quốc gia dân tộc thì đó luôn là một quá trình đấu tranh giành quyền lực; là quá trình thay thế cá nhân dòng họ này bởi một cá nhân, dòng họ hay một tập đoàn khác. Tất cả các triều đại trong một đất nước đều đi đến quyền lực thông qua một hệ thống các thủ đoạn chính trị và bằng bạo lực chính trị. Đó đã trở thành quy luật khách quan. Vì vậy không nên có một thái độ truy chụp hoặc hằn học đối với dòng họ này hay dòng họ khác trong quá trình đấu tranh giành quyền lực đó. Lịch sử đã chứng minh, người chiến thắng viết lại lịch sử và bên thua cuộc thường bị gọi là giặc. Vì thế các khái niệm, thuật ngữ được dùng trong các bản sử chỉ là quan điểm của nhà viết sử, đó quyết không là tiêu chí để chúng ta nghe theo. Ví dụ, các sử gia Trung Quốc gọi Bà Trưng, Bà Triệu là Giặc; các triều đại Trung Hoa thường gọi Việt Nam là Nam man, là rợ An Nam; quần thần Nhà Lê gọi nhà Mạc là giặc; quần thần nhà Trịnh gọi nhà Nguyễn là giặc, Nhà Nguyễn từng coi Tây Sơn là giặc; Thời đại Hồ Chí Minh, với mỗi chúng ta Nguyễn Huệ là Anh hùng Giải phóng dân tộc, là Hoàng Đế Quang Trung lẫm liệt… Mọi nhận định, đánh giá có thể thay đổi. Chỉ có Lịch sử là thường hằng không đổi.

Cần có một thái độ khách quan cầu thị và tôn trọng lịch sử, tôn trọng vai trò lịch sử của tất cả các dòng họ trong cộng đồng Dân tộc Việt. Các dòng họ ngoài việc tham gia một cách tất yếu trong dòng chảy chung của lịch sử toàn dân tộc, thì với bản sắc riêng của mình cũng đã làm nên những mảng ghép lịch sử quan trọng không thể thiếu. Tất cả các mảng ghép đó hợp thành để tạo nên một lịch sử quốc gia dân tộc phong phú, như một vườn xuân rực rỡ sắc màu.

d/ - Cần một thái độ khách quan, biện chứng và lịch sử cụ thể khi tiếp cận các dữ liệu lịch sử. Ví dụ, lịch sử nhân loại nói chung, cho đến trước khi tìm đến với tư tưởng thế giới đại đồng, hợp tác phát triển là một quá trình đấu tranh sinh tồn, đấu tranh quyền lực và thôn tính, chính phục lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc. Ngay trong từng quốc gia dân tộc thì đó luôn là một quá trình đấu tranh giành quyền lực; là quá trình thay thế cá nhân dòng họ này bởi một cá nhân, dòng họ hay một tập đoàn khác. Tất cả các triều đại trong một đất nước đều đi đến quyền lực thông qua một hệ thống các thủ đoạn chính trị và bằng bạo lực chính trị. Đó đã trở thành quy luật khách quan. Vì vậy không nên có một thái độ truy chụp hoặc hằn học đối với dòng họ này hay dòng họ khác trong quá trình đấu tranh giành quyền lực đó. Lịch sử đã chứng minh, người chiến thắng viết lại lịch sử và bên thua cuộc thường bị gọi là giặc. Vì thế các khái niệm, thuật ngữ được dùng trong các bản sử chỉ là quan điểm của nhà viết sử, đó quyết không là tiêu chí để chúng ta nghe theo. Ví dụ, các sử gia Trung Quốc gọi Bà Trưng, Bà Triệu là Giặc; các triều đại Trung Hoa thường gọi Việt Nam là Nam man, là rợ An Nam; quần thần Nhà Lê gọi nhà Mạc là giặc; quần thần nhà Trịnh gọi nhà Nguyễn là giặc, Nhà Nguyễn từng coi Tây Sơn là giặc; Thời đại Hồ Chí Minh, với mỗi chúng ta Nguyễn Huệ là Anh hùng Giải phóng dân tộc, là Hoàng Đế Quang Trung lẫm liệt… Mọi nhận định, đánh giá có thể thay đổi. Chỉ có Lịch sử là thường hằng không đổi.

Cần có một thái độ khách quan cầu thị và tôn trọng lịch sử, tôn trọng vai trò lịch sử của tất cả các dòng họ trong cộng đồng Dân tộc Việt. Các dòng họ ngoài việc tham gia một cách tất yếu trong dòng chảy chung của lịch sử toàn dân tộc, thì với bản sắc riêng của mình cũng đã làm nên những mảng ghép lịch sử quan trọng không thể thiếu. Tất cả các mảng ghép đó hợp thành để tạo nên một lịch sử quốc gia dân tộc phong phú, như một vườn xuân rực rỡ sắc màu.

d/ - Cần một thái độ khách quan, biện chứng và lịch sử cụ thể khi tiếp cận các dữ liệu lịch sử. Ví dụ, lịch sử nhân loại nói chung, cho đến trước khi tìm đến với tư tưởng thế giới đại đồng, hợp tác phát triển là một quá trình đấu tranh sinh tồn, đấu tranh quyền lực và thôn tính, chính phục lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc. Ngay trong từng quốc gia dân tộc thì đó luôn là một quá trình đấu tranh giành quyền lực; là quá trình thay thế cá nhân dòng họ này bởi một cá nhân, dòng họ hay một tập đoàn khác. Tất cả các triều đại trong một đất nước đều đi đến quyền lực thông qua một hệ thống các thủ đoạn chính trị và bằng bạo lực chính trị. Đó đã trở thành quy luật khách quan. Vì vậy không nên có một thái độ truy chụp hoặc hằn học đối với dòng họ này hay dòng họ khác trong quá trình đấu tranh giành quyền lực đó. Lịch sử đã chứng minh, người chiến thắng viết lại lịch sử và bên thua cuộc thường bị gọi là giặc. Vì thế các khái niệm, thuật ngữ được dùng trong các bản sử chỉ là quan điểm của nhà viết sử, đó quyết không là tiêu chí để chúng ta nghe theo. Ví dụ, các sử gia Trung Quốc gọi Bà Trưng, Bà Triệu là Giặc; các triều đại Trung Hoa thường gọi Việt Nam là Nam man, là rợ An Nam; quần thần Nhà Lê gọi nhà Mạc là giặc; quần thần nhà Trịnh gọi nhà Nguyễn là giặc, Nhà Nguyễn từng coi Tây Sơn là giặc; Thời đại Hồ Chí Minh, với mỗi chúng ta Nguyễn Huệ là Anh hùng Giải phóng dân tộc, là Hoàng Đế Quang Trung lẫm liệt… Mọi nhận định, đánh giá có thể thay đổi. Chỉ có Lịch sử là thường hằng không đổi.

(Còn nữa)

Comments on social media
THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Mỗi dân tộc, có một nền tảng đạo lý căn bản của sự tồn tại. Chính nền tảng đạo lý đó tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc. Cái Đạo dân tộc thường xuyên thấm nhuần sâu sắc trong cái Lý căn bản của hệ thống pháp luật. Cả hai phương diện Đạo và Lý đó đều phải được xử lý sâu sắc và nhuần nhuyễn trong mọi vấn đề của TTATXH để có một xã hội ổn định và phát triển..