VIỆN NGHIÊN CỨU & BẢO TỒN VĂN HÓA


Hồ Khước - Người họ Hồ đã có mặt tại Hà Tĩnh từ hai thiên niên kỷ trước

Ngày đăng: 28/04/2024Xem:

706

Trên địa bàn Hà Tĩnh đã có một Danh nhân Họ Hồ tên tuổi lừng lẫy từ hai Thiên niên kỷ trước, một Tiến sỹ từ thuở những Triều đại ban đầu dựng nước, có đền thờ từ nhiều thế kỷ nay, tiếc rằng chúng ta vẫn chưa làm đủ những điều cần làm để tôn vinh Ngài và làm rạng danh thêm mảnh đất Hà Tĩnh văn vật. Ngay chính những người Họ Hồ cũng biến rất ít về Ngài.

 1.          Tóm tắt nội dung

Trên địa bàn Hà Tĩnh đã có một Danh nhân Họ Hồ tên tuổi lừng lẫy từ hai Thiên niên kỷ trước, một Tiến sỹ từ thuở những Triều đại ban đầu dựng nước, có đền thờ từ nhiều thế kỷ nay, tiếc rằng chúng ta vẫn chưa làm đủ những điều cần làm để tôn vinh Ngài và làm rạng danh thêm mảnh đất Hà Tĩnh văn vật. Ngay chính những người Họ Hồ cũng biến rất ít về Ngài. Mặc dù đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, nhưng việc khai thác giá trị của Ngôi Đền phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vẫn chưa xứng tầm. Điều quan trọng hơn, đó là, có những điểm quan trọng trong Hồ sơ di tích mà trước đây chưa đủ điều kiện khảo sát. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng Hồ Khước không phải đến đây ở thế kỷ XIII mà đã làm quan ba triều từ Thời Đinh, Tiền Lê và đầu nhà Lý. Kỳ vọng có thể tiếp tục nghiên cứu để khẳng định và kiến nghị nâng tầm Di tích này lên Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Bài viết dưới đây giới thiệu quá trình chúng tôi khảo cứu và những căn cứ lịch sử để có thể kết luận về sự xuất hiện của Hồ Khước ở đây từ hai thiên niên kỷ trước.

2.          Hành trình từ ngạc nhiên đến tò mò khảo cứu Đền thờ Hồ Khước

Đền Hồ Khước còn được gọi là Đền Voi Quỳ thuộc xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.  Thời Nguyễn đây là xã Kiều Mộc, tổng Hạ Nhị, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Theo Hồ sơ lưu trữ đền Voi Quỳ được nghệ nhân làng Đình Hòe xây vào khoảng thế kỷ XIII. Đền ngự dưới chân Rú Moóc thuộc địa bàn Chân Sơn xưa, nay đổi tên là Văn Sơn. Một chí nhánh họ Hồ đã phiêu cư đến dưới chân Núi này từ lâu (khoảng 25 – 27 đời).

Năm 1997 lần thứ hai tôi về Hoa Mộc, Kiều Viên. Lần ấy với tâm nguyện dâng hương viễn tổ Hồ Nhất Lang, sau vài năm được phong học hàm PGS. Khi đến Đền Đức Thánh Tương Bình (em cụ Hồ Nhất lang), nghe mọi người nói về một đến thờ người họ Hồ cũng đã đỗ đạt Tiến sỹ từ ngàn xưa. Đó là Đến Voi Quỳ thờ Tiến sỹ Hồ Khước. Tôi đã ghé thăm ngôi Đền, nhưng vì không gặp một ai và không người hướng dẫn. Lúc này tôi cũng chưa có đủ tâm thế của một người nghiên cứu khảo sát các di tích lịch sử văn hóa. Tôi chỉ cảm nhận một ngôi đền rất cổ kính, xây dựng bề thế, kiến trúc tuyệt đẹp, rất thâm nghiên.

Năm 2002, khi đang quyền TBT Tạp chí Công an Nhân dân, tôi lại có dịp ghé về thăm Đền Hồ Khước. Lúc này, anh Hồ Quang Sắc và một vài người bạn khác dẫn tôi và giới thiệu sơ bộ về ngôi Đền. Đang mùa lễ hội nhưng rất ít người ghé thăm, không thấy lễ hội, không thấy hương khói nghi ngút như những ngôi Đền lớn trong vùng (như Đền Đức Thánh Tương Bình, Đền Cả Thạch Trị, Đền Sắc Thạch Lạc hay Đến Thánh Mẫu…). Tôi rất ngạc nhiên, vì giữa vùng đất vốn ngập mặn, chẳng đô hội, không phải là một trung tâm văn hóa, du lịch có một ngôi Đền danh xưng một Tiến sỹ, nhưng không có một tín chủ nào thường xuyên thời phụng.

Tôi bắt đầu tò mò từ danh xưng Tiến sỹ của Hồ Khước. Ông thuộc vào thời đại nào mà là Tiến sỹ, không phải Trạng Nguyên ? Tại sao một Ngôi Đền lớn, thâm nghiên, cổ kính như vậy mà không có ai thờ phụng? Ngài thuộc chi họ nào của Họ Hồ? Nhng câu hỏi không có câu trả lời đó cứ theo tôi từ ngày ấy.

Khi hỏi những người dân xung quanh đền thì không một ai mục kích hay nghe nói về tư liệu của Đền.

 Mãi đến năm 2007, nhân chuyến đi tiếp xúc cử tri, tôi lại ghé về thăm các đền, chùa vùng biển ngang Thạch Hà, Hà Tĩnh. Lần này tôi mới tiếp cận được tài liệu (dù rất ít ỏi) về Đền Voi Quỳ từ một người họ Hồ. Người có tài liệu là Cụ già Hồ Văn Trị, người sinh ra và lớn lên ở Hoa Mộc, Kiều Viên. Lúc này cụ đã 85 tuổi. Sinh thời là một người được gia đình cho học hành chu đáo, Cụ đặc biệt quan tâm đến những di sản văn hóa trên mảnh đất này. Cụ Trị đã dày công ghi chép tỷ mỷ những gì Cụ được nghe các bậc tiền nhân kể lại. Với một thái độ tôn trọng lịch sử và yêu quý quê hương mình Cụ Hồ Văn Trị đã để lại một bản viết tay mà tôi được người bạn cung cấp bản chụp. Với tôi, tài liệu đó vô cùng quý giá mặc dù chẳng có triện dấu hay một xác nhận của bất cứ một chủ thể quyền lực nào. Rất tiếc, ngày trước đến thăm Đền năm 2002 chúng tôi không gặp được Cụ (lúc ấy Cụ Trị đang ở Thành phố Hồ Chí Minh).

Tôi chụp lại những câu đối trước cửa điện thờ và ở các cột nanh. Trên các cột nanh những chữ được viết trên đó đã không còn đọc được, lỗ chỗ còn mấy nét. Chỉ cột nanh bên trái còn lưu giữ được 4 chữ khá rõ, còn vài chữ khác phải luận đoán vì bị mất nét. Tìm các hồ sơ lưu trữ và các tài liệu của các nhà nghiên cu Nghệ Tĩnh đều không thấy thông tin lịch sử về Đền Hồ Khước. Thực tình tôi không biết rằng lúc này cơ quan quản lý văn hóa của Tỉnh Hà Tĩnh đang xây dựng Hồ sơ để công nhận Di tích lịch sử cấp Tỉnh cho Đền Hồ Khước.

 

Xin nhắc lại, lần trước khảo sát ở Đền Hồ Khước năm 2002, chúng tôi có gặp một vài cụ già đến thăm viếng Đền. Có một cụ già chắc là người Họ Hồ (rất tiếc là tôi đã không còn lưu được tên Cụ), bởi khi nghe ông Hồ Quang Sắc giới thiệu là hậu duệ họ Hồ Kiều Mộc, Cụ đã thản nhiên trả lời rằng:“Đó không phải là người họ ta”, 

 “hình như là một Ông tiến sỹ người Tàu”, “không ai có ký ức gì về ông tiến sỹ này cả”. Cá biệt có một cụ già lúc này đã ngoài 80 nói với tôi là khi cụ lớn lên đã không ai biết gì về Đền Voi Quỳ này ngoài những cột nanh, câu đối và thậm chí còn truyền ngôn rằng “hình như đó là một Ông Tiến sỹ từ bên Tàu sang làm quan rồi an nghỉ lại đây”, không có con trai nối dõi, chỉ có một cô con gái, nhưng nay không rõ cuộc đời và hậu thế của bà. Tôi thật sự thất vọng.

Rằm tháng Bảy năm 2008, nhân về giỗ Tổ ở Đền Đức Thánh Tương Bình, (tức đền thờ Hồ Nhị Lang, một trong hai Cụ Tổ của Họ Hồ Kiều Mộc) tôi được ông Hồ Quang Đạng, một người họ Hồ ở Đỉnh Bàn, lúc này đang làm Giám đc Công ty Mai Linh giúp, tôi tiếp cận được và chụp lại bản “Hồ Tộc Gia Phổ Tông Tích Ký” của họ Hồ Kiều Mộc, sau đó đã phối hợp với chuyên gia Viện Hán Nôm dịch thuật bản gia phả (49 trang) này. ( Trong ảnh: Miếu điện năm 2008).


Bản Gia phả đã phản ánh khá chi tiết 20 đời sau cùng của một nhánh Trưởng Hồ Hữu (xét tại thời điểm 2008) của họ Hồ Kiều Mộc. Gia phả cũng chỉ cho biết “Tông tích tổ nể tiền triều tại Nghệ” và những người đầu tiên của dòng họ này phiêu cư đến đây là hai anh em Cụ Hồ Nhất Lang và Cụ Hồ Nhị Lang. Cụ Hồ Nhị Lang là bậc thông hiểu nho-y-lý-số nên đã nghiên cứu phong thủy, xác định đất đai cho mồ mả và lập miếu hiệu sau này cho mình. Cụ Hồ Nhị Lang về sau hiển thánh và là Đức Thánh Tương Bình mà người dân Hà Tĩnh đang thờ phụng (Di tích Lịch sử văn hóa cấp Tỉnh). Không có thông tin gì về Hồ Khước.

Rốt cuộc Hồ Khước là người đã sống thời kỳ nào? Nếu có quan hệ với dòng tộc của Hồ Hưng Dật thì ngài thuộc thế hệ thứ mấy? Và duyên gì mà Ngài nằm lại trên mảnh đất này nhưng đến nay không có một hậu duệ nào? Mặc dù Đỉnh Bàn và các vùng phụ cận có rất nhiều chi phái họ Hồ, có đền thờ họ cũng như thờ các chí sỹ, danh tướng họ Hồ, nhưng không hề ở đâu nói về Hồ Khước?

1.          Những cứ liệu

Tháng 7 năm 2011, tôi trở lại thắp hương ở Đền Hồ Khước. Lúc này trước cửa Đền thấy có treo những tờ phơi nói về công trạng của Ngài do Phòng VHTT của huyện Thạch Hà thực hiện. Tôi rất vui mừng đọc được những thông tin chính thống về Đức Thánh Hồ Khước và Đền Voi Quỳ; đồng thời biết rằng Đền đã được Công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh từ 2009.

Năm 2019 với tư cách Cố vấn cho Nhóm chuyên gia nghiên cứu Lịch sử Họ Hồ Việt Nam, tôi dẫn Đoàn các cán bộ nghiên cứu lịch sử Họ Hồ Việt Nam, do TS Hồ Duy Diệm, Trưởng nhóm dẫn đầu cùng 8 người khác đến thắp hương và khảo sát đền thờ Hồ Khước, đền thờ Hồ Nhất Lang, đền thờ Hồ Nhị Lang.


Tờ phơi dán ở bảng tin trước Miếu Điện Đền Hồ Khước 2011

Chúng tôi đã tổ chức một cuộc Hội thảo nhỏ ở thành phố Hà Tĩnh với sự giúp đỡ của ông Hồ Việt Anh, lúc này là Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Nguyễn Du. Cuộc Hội thảo đã diễn ra tại phòng Hội nghị của Nhà trường. Có khá đông người đại diện các chi nhánh họ Hồ ở Hà Tĩnh, trong đó có họ Hồ Đỉnh Bàn tham dự. Lúc này tôi mới được tiếp cận Hồ sơ Di tích của Đền. Biết rằng đó là một thiếu sót, tuy vậy cũng có phần an ủi là vì bản phả Hồ Tộc Gia Phổ Tông Tích ký mà ông Hồ Quang Đạng nhờ tôi tổ chức dịch thuật năm 2008-2009, không biết có được tham khảo trong quá trình xây dựng Hồ sơ Đền hay không nhưng thấy một số thông tin bản dịch trùng với Thông tin Họ Hồ Kiều Mộc nói trong Hồ sơ Di tích.   

Ảnh Miếu điện 2023. (Lúc này đã được sửa sang, thay màu nền đỏ và bỏ các hàng chữ dịch sai, ghi kèm trên hai hàng câu đối nền vàng trước đây) 

Hồ sơ đền cung cấp cho chúng ta mấy thông tin quan trọng:

-      Hồ Khước là người quê Kiều Mộc

-      Hồ Khước là hậu duệ đời thứ 2 hoặc thứ 3 sau Hồ Nhất Lang, Hồ Tương Bình

-      Hồ khước đã có mặt ở Hà Tĩnh từ đầu thế kỷ XIII

-      Hồ Khước đã làm quan Triều Trần, tham gia sứ bộ Triều Trần sau Trận đầu chiến thắng Nguyên Mông 1258.

-      Hồ Khước đã chỉ huy đánh gic Nam Chiếu và Giặc Chiêm Thành

-      Đền Hồ Khước có 7 sắc phòng thời Lê, Thời Nguyễn, nhưng đều bị hư hại, mất mát không còn giữ được đến thời điểm làm hồ sơ di tích.

Ngoài ra không có gì về năm tháng cụ thể và hậu duệ của Ngài. Ngay cả bộ sách hai tập về Các sắc phong Hà Tĩnh được các nhà nghiên cứu sử học và văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Hà Tĩnh xuất bản năm 2013  cũng không hề có thông tin về Đền Hồ Khước.

 Từ Hồ sơ di tích, tôi thấy có những điểm cần được làm rõ thêm về những thời điểm lịch sử cụ thể liên quan. Tôi quyết định dành thời gian khảo sát sâu về Ngôi Đền này.

Điều trước hết chúng tôi tìm lại những thông tin viết tay mà Cụ Trị đã cung cấp, vì theo Cụ, đó là những gì Cụ ghi lại của các bậc Nho văn trong làng và chính Cụ mục kích sắc phong của Đền. Tổng hợp các tài liệu trên chúng tôi đi đến khằng định:

1/ Hồ Khước không thể là hậu duệ của Hồ Nhất Lang, Hồ Nhị Lang.

Hồ sơ có một chi tiết đáng chú ý đó là Hồ Khước thuộc thế hệ thứ 3 của Cụ Hồ Nhất Lang thủy tổ của Họ Hồ Kiều Mộc.  Nhưng tiếc rằng, các thế hệ họ Hồ đã và đang sống trong vòng vài chục năm lại nay lại không hiểu gì mấy về Hồ Khước ngoài việc biết một Đền Voi Quỳ, thờ Tiến sỹ Hồ Khước. Không có một gia đình nào hay chi họ nào hiện tồn ở khu vực Đỉnh Bàn (nơi có xã Kiều Mộc cũ và nơi có Đền thờ Hồ Khước) thừa nhận có quan hệ hàng thuộc với Hồ Khước

Nếu căn cứ Hồ Tộc gia phổ Tông tích ký của Họ Hồ Kiều Mộc, tính đến thời điểm này 2023, cộng cả các đời thất truyền theo dự đoán thì dòng họ này có khoảng 27-28 đời kể từ Cụ Hồ Nhất lang và Đức thánh Tương Bình. Có lẽ dựa vào đây mà nhiều Gia phả chi họ nhỏ mới tách ra khoảng 5-7 đời gần đây đều nói Tổ tiên đã ở Kiều Mộc hơn 700 năm. Bản phả Họ Hồ Kiều Mộc này không thấy có thông tin gì về nhân vật Hồ Khước. Năm 2022 tôi có dịp tiếp cận gia phả của Chi họ Hồ Văn Sơn, (là chi trưởng của Họ Hồ Kiều Mộc, hậu duệ Hồ Nhất Lang) thì biết thêm, nhánh trưởng của họ Hồ Văn Sơn kể từ khi phiêu cư khỏi Kiều Mộc, có cụ Thế Tổ 5 đời (tính đến năm thứ 7 triều Bảo Đại, tức 1933) húy Noãn là Cụ Hồ Hữu Đốc. Tôi lại trực tiếp dịch thuật gia phả của một Chi họ Hồ của Ông Hồ Quang Đạng cũng thuộc Hoa Mộc... thì cũng thấy nói đến cụ Thế tổ chi là Hồ Hữu Đốc. Có một đặc điểm chung của các gia phả này là đều thừa nhận gốc tổ từ QuỳnhLưu huyện (xin sẽ bàn về điểm này ở một thời điểm khác).  Có lẽ Hồ sơ di tích đã dựa vào đây để nói Hồ Khước có tổ tiên phiêu cư từ Quỳnh Lưu đến đây.

Trong xã Đỉnh Bàn ngày nay (tức các xã Thạch Đỉnh, Thạch Bàn, Thạch Hải... trước đây và xa hơn nữa là các địa danh Kiều Mộc, Hoa Viên, Dương Luật, Chỉ Châu... được nhắc đến nhiều trong các gia phả) có rất nhiều chi nhánh và nhà thờ Họ Hồ. Có những trung tâm thờ tự hay nhà thờ của chi nhánh được xây dựng và bảo tồn từ 5 đến 7 trăm năm nay như nhà thờ Họ Hồ Văn Sơn, Chân Sơn, Kiều Mộc, Đạm Thủy hoặc Mộ Tổ, nay có cả Đền thờ Hồ Nhất Lang và Miếu Ông Xứ (Đến Đức Thánh Tương Bình) - Hồ Nhị Lang ở thôn Hoa Viên ... Rất tiếc cũng không có lấy một nhánh họ nào có ghi nhận trong gia phả danh xưng Hồ Khước hoặc nhận mình là hậu duệ cụ Hồ Khước.

2/ Hồ Khước không thể là người làm quan các triều đại Hậu Lê, Nguyễn

Chắc chắn do thời gian ngàn năm trôi qua,  những biến cố lịch sử đã diễn ra trên miền biên viễn của Đại Cồ Việt, Đại Việt xưa và Việt Nam ngày nay không th sử sách nào ghi chép hết được. Có quá nhiều sự kiện lịch sử của quốc gia cũng không được ghi nhận; nhiều di tích lịch sử đã không được bảo tồn.

Do muôn vàn lý do thiên trời địa đất và xã hội đã buộc con người phải dịch chuyển và nhiều sữ liệu bị lãng quên, nhiều di tích bị tàn phế. Nhưng dù có bao nhiêu giả thuyết đặt ra thì một sự thực hiển nhiên là Đền thờ Hồ Khước đã và đang đứng sừng sững ở đó. Đặc biệt cả Hồ sơ chính thức của cơ quan Nhà nước quản lý văn hóa đến lời truyền ngôn và tư liệu viết tay trong dân chúng đều khẳng định từ thời Lê và đến thời Nguyễn sau này đã có đến 7 sắc phong cho ngôi đền như những bằng chứng Lịch sử về công trạng của Hồ Khước.

Dựa vào chính sử mà xét, ta hoàn toàn khẳng định Hồ Khước không thể là quan triều Nguyễn, bởi từ Triều Lê Trung Hưng đã phong sắc thần cho Ngài.

Hồ Khước chắc chắn không thể là quan lại thời Hậu Lê. Bởi ta biết, từ Nhà Trấn , tháng 8 năm Mậu Tý (Kiến Trung năm thứ tư) (1228) đã có sắc lệnh về chế độ tập ấm. Đến Hậu Lê, năm Cảnh Thống thứ 2 (1499) lại san định chế độ tập ấm, thụ phong cho con cháu của các quan đã làm việc đời trước. Sau này Nhà Nguyễn tiếp tục thực hiện chế độ đó. Nếu Hồ Khước sống khoảng 700 năm lại nay và làm quan triều Hậu Lê chắc chắn họ hàng, thân tộc, con cháu Ngài được vinh danh theo các đạo luật này. Chắc chắn làng nước phải lập đền thờ thân phụ của Ngài, anh em họ hàng được hưởng tước hiệu của Ngài, con cháu, kể cả có duy nhất công nương thì cũng phải có tước hiệu và thờ cúng đàng hoàng. Thực tế, tất cả đều không có gì. Điều này chng t đến thời Hậu Lê, đã không còn thông tin gì về thân thích của Hồ Khước. Sắc phong thần càng chứng tỏ Ngài đã hiển Thánh, hiển Thần linh thiêng… nên Triều đình thời Hậu Lê mới phong sắc cho Ngài và cho Đền. Cần nói thêm rằng, thực tế, thời Hậu Lê khi nhiều phe phái tranh giành quyền lực, các bên đều cố gắng phong thăng tước hầu để gia tăng thanh thế và thu phục người tài năng của các dòng họ theo mình. Trong thời kỳ đó, bên cạnh số người được Nhà Lê sủng ái thì những người theo Trịnh, Mạc, Nguyễn được phong hầu, phong tước rất nhiều. Đây là giai đoạn xuất hiện nhiều nhất các danh tướng của các dòng họ mà sau này có nhiều đền, miếu hoặc được ghi chép trong phả các dòng họ khác nhau. Nhưng như đã nói trên, Hồ Khước và Đền Hồ Khước được Nhà Lê và Nhà Nguyn phong sắc, chắc hẳn không phải tướng quân của Trịnh, Mạc.

Trong Vân Đài loại ngữ toàn tập và Khâm Định Việt sử Thông Giám cương mục của Quốc sử quán Triều Nguyễn cũng không hề có thông tin gì về nhân vật Hồ Khước. Một quan lớn học vị Tiến sỹ, đầy công trạng đánh Bắc, dẹp Nam nổi tiếng như vậy khó mà bị lãng quên trong sử sách thời Nguyễn; chắc hẳn phải xa lắm và không có những hoạt động từ thời Lê đến Nguyễn.

Như đã phân tích ở trên, Hồ Khước khó có thể là người đã sống khoảng 700 năm lại nay. Bởi nếu khoảng 700 năm lại nay thì chắc chắn phải được lưu vào trong gia phổ của các chi họ. Bởi không chỉ vì có một đền lớn thờ Ngài, ai cũng biết mà còn thực tế lịch sử các dòng họ thời phong kiến thường được hưởng phước, hưởng lộc từ các bậc tiền nhân có quyền thế, có tước vị. Vì lợi ích đó, người trong họ và làng nước  không bỏ sót, đặc biệt là hậu duệ. Như vậy, không thể nói tổ tiên của Hồ Khước từ Quỳnh Lưu thiên di đến đây. Huyện Quỳnh Lưu mới được tách ra từ Châu Diễn năm 1430; Thổ Đôi trang có trước khi có huyện Quỳnh Lưu và lúc này vẫn thuộc Diễn Châu. 

3/  Hồ Khước không làm quan thời Trần.

Hồ Khước có thể đã làm quan Triều Trần hay không? Câu trả lời là phủ định. Ngoài việc không hề có dấu ấn gì về tước hiệu cho thân nhân, con cháu của Hồ Khước từ ân sủng của Nhà Trần với các quan lại như vừa nói về chế độ tập ấm từ 1228, thì còn khuyết hẳn thông tin trong gia phổ dòng họ.

 Căn cứ vào sử phả họ Hồ thì có một điểm mâu thuẫn cần đính chính trong Hồ sơ Di tích. Đó là thông tin về Hồ Khước xuất hiện ở đây cuối thời Lý, đầu thời Trần khi tình hình đất nước biến động nên có một nhánh họ Hồ xuất xứ từ Quỳnh Lưu, đã phiêu cư đến lập nghiệp ở chân Núi Nam Giới. Thông tin này vừa không đúng với gia phả họ Hồ Quỳnh Lưu, có gốc tổ là Quỳnh Đôi; vừa không phù hợp với chính sử.

- Thứ nhất, Họ Hồ Quỳnh Lưu có Thủy tổ ở Quỳnh Đôi (Thổ Đôi trang). Thủy tổ  Hồ Kha  cùng với họ Hoàng trạch địa và lập trang Thổ Đôi, sau này có thêm họ Nguyễn. Những vị đầu tiên tìm đến và lập làng này đã được thờ là Thành Hoàng làng. Ở Thổ Đôi trang ngày ấy, nay đã có 3 nhà thờ Họ của 3 họ lập làng (Họ Hồ, Họ Hoàng và Họ Nguyễn) được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nhưng nhà thờ sớm nhất của Họ Hồ được xây dựng cuối thế kỷ 14 (năm 1375). Có tài liệu còn khẳng định nhà thờ này xây 1725. Theo Thượng thư Gia lễ của chính Thượng thư Duệ Quận công Hồ Sỹ Dương người làng này viết ra, thì cứ 5 đời có thể lập nhà thờ. Vậy thì chắc chắn nhà thờ Họ Hồ phải lập sớm khi có 5 đời, bởi đất mới, phiêu cư từ xa đến, cần sớm lập chỗ thờ tổ tiên (5 đời - đến cụ Cao Tổ.). Thông lễ người đứng ra xây Nhà thờ là để thờ Cao Tổ của mình (tức thờ người sinh cách mình khoảng xấp xỉ 100 năm trước). Nói cách khác, nếu Cao tổ của cụ Hồ Kha có xuất hiện ở đây thì sớm nhất cũng chỉ khoảng 1275. Lý do là nhà thờ để thờ tiên tổ không nhất thiết tiên tổ đã sống ở trên đất chắt chiu vừa phiêu cư đến. Điều suy luận đó lại hoàn toàn phù hợp thực tế là cụ Tổ họ Hồ Quỳnh Đôi theo Gia phả Họ ghi rõ, là cụ Hồ Kha sinh năm Khai thái thứ 2 triều Trần (1274). Vậy thì không thể nói Hồ Khước là con cháu 2,3 đời sau của Họ Hồ Quỳnh Lưu đã phiêu cư đến Hoa Mộc cuối Lý đầu Trần được.

- Thứ hai, Đại Việt sử ký toàn thư và các bộ sử Thời Lê, rất gần Triều Trần và thường ghi chép khá tường tận về Triều Trần, đặc biệt sử gia Ngô Sỹ Liên rất chú ý đến các quan lại Họ Hồ làm quan dưới Triều Trần, nhất là sau vụ “đảo chính” giành chính quyền của Hồ Quý Ly. Nhưng như ta thấy, các bộ sử này đều không nhắc đến Hồ Khước vị quan lớn, có danh tiếng và từng sang sứ Bắc Quốc để đàm phán hòa bình và bang giao để chống xâm lược (như Hồ sơ di tích đã nêu) này. Đặc biệt, do nhân vật Hồ Quý Lý thời Trần đã là một tâm điểm trong các câu chuyện của sử gia, nếu Hồ Khước có mặt trong Triều Trần chắc chắn không thể không có những thông tin về ngài và mối liên hệ với Hồ Quý Ly, thái độ với triều đình, kể cả khi quân Minh chưa xâm lược và giai đoạn thuộc Minh. Nhưng thực tế không có một thông tin nào. 

- Thứ ba, Thời Trần không còn đánh giặc Nam Chiếu. Căn cứ vào các bản chính sử, chúng ta biết, giặc Nam Chiếu quấy rối nước ta nhiều nhất trong khoảng 10 năm (854-864) lúc này do Lý Trác là quan đô hộ tham lam, vơ vét và tàn bạo giết người Man (còn gọi là người Nam Chiếu) lại giết tù trưởng Man là Đỗ Tồn Thành, dân Man oán giận, dẫn đường cho người Nam Chiếu đến lấn cướp nước ta nhiều lần. Say này, do Nam Chiếu mạnh lên và liên tục cướp phá,  năm Quý Mùi 863, Vua Đường phải xuống chiếu gọi viện binh các đạo về chia giữ Tây Đạo ở Lĩnh Nam, định bỏ An Nam đô hộ phủ, đặt chức Hành Giao Châu ở trấn Hải Môn nhưng một tháng lại đặt lại An Nam đô hộ phủ ở Hành Giao Châu. Nhà Đường phải chọn tướng giỏi Cao Biền sang Giao Châu. Ất Dậu, [865], (Đường Hàm Thông năm thứ 6) tháng 7, Cao Biền chuẩn bị sang Giao Châu để tấn công Nam Chiếu. Sau đó Cao Biền đã đánh tan quân Nam Chiếu. Tháng 11, năm 865 vua Đường xuống chiếu cho các lộ quân Giao Châu, Ung Châu, Tây Châu không tiến đánh nữa; đặt Tĩnh Hải quân ở Giao Châu, lấy Cao Biền làm Tiết độ sứ. Dần dần Nam Chiếu bị suy yếu và năm 902 Nhà nước Nam Chiếu bị tiêu diệt. Nhà nước Đại Lý (Vân Nam) thay thế. Nếu Hồ Khước là dòng dõi Hồ Hưng Dật thì thời kỳ này quá sớm để nói đến Hồ Khước.

- Thứ tư, nếu cho rằng lời truyền ngôn của dân chúng có thể có sự nhầm lẫn Nam Chiếu với người Man sau khi Nam Chiếu đã bị diệt vong, thì cần xem tiếp những cuộc xâm lấn Đại Cồ Việt và Đại Việt sau này của chính quyền Đại Lý Vân Nam. Sau Nam Chiếu thì chính quyền Vân Nam vẫn thường có những hành vi xâm nhiễu biên giới phía Bắc nước ta. Tháng 10 năm 1013 Lý Thái Tổ phải thân chinh dẫn quân trừng phạt bọn phản động Hà An Tuấn, cấu kết với Đại Lý để quấy nhiễu, bọn này sơ hãi, đem đồ đảng trốn vào rừng núi. Năm sau 1014 vua Đại Lý lại xua đem 20 vạn quân đánh Đại Cồ Việt. Lý Thái Tổ đã giao cho Dực Thánh vương đem quân tiêu diệt. Có thể giả định Hồ Khước đã tham gia đội quân này. Và nếu Hồ Hưng Dật sinh khoảng 900 -907 và có mặt ở Giao Châu chừng thập niên thứ tư (sau 930) như rất nhiều nhà nghiên cứu đề xướng, thì khi nhà Lý thân chinh đi đánh Nam Chiếu” (Đại Lý), Cụ Hồ Hưng Dật đã sang cõi vĩnh hằng, vì hơn trăm tuổi. Trước khi có Tỉnh Hải quân, ở Giao Châu hay An Nam Đô hộ phủ chỉ có “nhất Hồ”. Vậy, Hồ Khước chắc chắn là hậu duệ của Hồ Hưng Dật. Và để Hồ Khước có tuổi tham gia cuộc chiến do Vua Lý chỉ huy lần này thì Ngài chỉ có thể là đời con cháu (tức đã khoảng ngoài 40 tuổi) tức đời thứ 2, thứ 3 của Hồ Hưng Dật, hay nói cách khác Hồ Khước phải sinh chừng những năm 50- 60 của thế kỷ X. Trong khi đó, Nhà Trần cai trị Đại Việt từ năm 1226 đến năm 1400. Thời kỳ này không còn Nam Chiếu. Từ khi Nhà Trần nắm quyền bính đến cuốc kháng chiến chống Nguyên Mông 1258 là 30 năm thì quân binh người Đại Lý bị bắt theo Hốt Tất Liệt xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là năm 1258 cũng là lần cuối cùng, và đã là quân Nguyên Mông.

Như vậy, nói rằng Hồ Khước làm tướng chỉ huy quân đánh dẹp quân Nam Chiếu ở thời Trầnkhông thuyết phục. Chỉ có thể Hồ Khước tham gia đánh dẹp quân Nam Chiếu” (tức Đại Lý) từ thời Đinh, Tiền Lê hoặc thời Lý. Nếu tham gia quân đội Nhà Đinh đánh giặc “Nam Chiếu” (Đại Lý) thì lúc đó Hồ Khước còn thanh niên chừng 18- 25. Sau đó, Hồ Khước đã tham gia các cuộc chiến chống xâm nhập của “Nam Chiếu”- Đại Lý thời Tiền Lê, lúc này ông có thể đã là chỉ huy và độ tưổi chừng 25-45.  Nếu tham gia trong đoàn quân của Vua lý đánh “Nam Chiếu”- Đại Lý  thì ông chừng độ xấp xỷ 50.  Những điều đó hợp lý hơn. Và điều này cho thấy Hồ Khước có thể đã đi qua suốt cả 3 triều đại.

4/ Hồ Khước là một Tiến sỹ, bảo vệ nhân dịp đi sứ.  Nếu đúng như Hồ sơ Di tích cung cấp thì đó là Triều đại nào ở Trung Hoa?

Rất tiếc là những chữ cổ trên các cột nanh ở Cổng Đền đã bị bắn phá không trùng tu được. Chỉ còn một số chữ có lưu lại một số nét. Trong Hồ sơ công nhận di tích cũng không đưa được những câu này vào. Cố gắng lắm chúng tôi mới đọc được một vế của câu đối ở Cột nanh bên trái, mặt ngoài: “Nghĩ Ngao Trụ Thông Siêng Cù Cổn” (𠉝 𠡏 𥥴) tạm dịch là “Định dạo hết cõi vũ trụ nên miệt mài khắp đại lộ bốn phương”. Rất tiếc vế đi không còn có thể đọc được.

Trong sắc phong có nói đến triều đại ghi danh Hồ Khước là Đại Phúc, nhưng Ông Hồ Quang Đạng, người tiếp cận cụ Hồ Văn Trị hỏi về Triều này Cụ Trị không giải thích được và chính Cụ cũng nghi rằng không có triều đại nào trong sử sách của ta mang hiệu Đại Phúc. Một tiểu tiết cực kỳ quan trọng mà tôi đặc biệt chú ý, theo lời kể của Ông Hồ Quang Đạng, đó là Cụ Tr còn nói thêm rằng, “trước chữ Phúc () chỉ còn một chữ, nhưng hình như không đầy đủ, giống chữ Đại () nhưng bị nhòe, không biết có phải là chữ Đại hay không? Và các cụ quyết định dùng chữ Đại Phúc.

Hồ sơ Di tích có nói đến việc Hồ Khước tham gia Đoàn quốc sứ đi sang Tàu  sau cuộc xâm lược của bọn Nguyên Mông năm 1258. Hồ Khước nếu thi đỗ đầu Tiến sỹ thời Trần ở Bắc quốc thì chỉ có một phần hợp lý.  Bởi Nhà Trần, năm Đinh Mùi (1247) chính thức định ra Tam khôi. Người đỗ đầu trong kỳ thi thời Trần là Trạng nguyên. Vậy bằng Tiến sỹ của Hồ Khước chỉ có thể đạt được ở nước ngoài. 

 Điều này được khắc ghi trên hai câu đối ở Miếu điện: ( / ). Được dịch là:

Đoạt cẩm vinh danh lưu Bắc sử /Lăng tiêu chính khí hách Nam thiên

Nhưng như vậy thì Hồ Khước đã bảo vệ Tiến sỹ ở Bắc quốc nhưng dưới Triều nào ở Trung Hoa?

Chính sử Trung Quốc cho biết Thời nhà Hán và thời Ngụy Tấn, chính quyền trung ương bị thống trị bởi giai cấp thế gia sĩ tộc, đời đời truyền nối nhau lũng đoạn con đường làm quan dựa theo chế độ "Cửu phẩm trung chính". Thời Tùy, Đường đã bỏ chế độ này, lập khoa cử để tuyển nhân tài từ dân gian nhưng không nhiều, quan lại triều đình vẫn chủ yếu đến từ thế gia sĩ tộc. Trong điều kiện đó, khó có thể có một người Việt sang thời gian ngắn, đi sứ, lại có thể được dự thi để làm quan ở Trung Quốc, chưa kể thời Tùy, Đường là quá sớm đối với Hồ Khước. Nghiên cứu lịch sử các triều đại Trung Hoa thì Tống sử cho biết Tống Thái Tổ cho cải cách khoa cử, tăng cường đãi ngộ cho văn nhân để tuyển dụng người đọc sách trong dân gian vào triều làm quan, tránh tình trạng quan chức bị cha truyền con nối bởi việc lũng đoạn của sĩ tộc. Nhà vua còn cho lập các thư viện, văn đàn, những nơi mà văn nhân có thể tụ tập công khai để thảo luận chính sự và phát biểu ý kiến. Nhà Tống là thời đại phong kiến được phát biểu thời sự tự do nhất mà không sợ trừng phạt. Việc này đã tạo tiền đề cho sự phát triển khoa học, sự ra đời các cải cách kinh tế và các thành tựu về nghệ thuật và văn chương.

Ta biết rằng: Cao Tổ Vũ Đế nhà Tấn đặt Niên hiệu Thiên Phúc từ năm 936. Một năm sau thì An Nam Tiết đ sứ Dương Đình Nghệ bị giết. Năm 947 Nhà Hậu Hán lật Nhà Tấn, lập Hậu Hán. Hậu Hán chỉ tồn tại rất ngắn. Từ 947 đến 960. Hán Ẩn đế 隱帝Lưu Thừa Hựu劉承祐 sinh 931 ở ngôi tư 948-950. Nếu Hồ Hưng Dật sinh 907, thì lúc này Ngài ở tuổi 40-50. Việt Kiệu thư cho ta biết: Thiên Phúc năm thứ 3 [938], Kiểu Công Tiễn ở Giao Chầu giết Dương Đình Nghệ Công Tiễn sai sứ đưa hối lộ, cầu cứu Nam Hán. Và năm đó Ngô Quyền làm nên lịch sử. Theo như Toàn thư ghi thì thời gian này H Hưng Dật sang làm quan ở Giao Châu. Theo ĐVSKTT thì trước đó, Dương Đình Nghệ lấy nha tướng là Đinh Công Trứ làm quyển Thứ sử Hoan Châu kiêm Ngự phiên Đô đốc. Rồi thời gian tiếp đó, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân để lập Nhà Đinh. Thời gian này Hồ Hưng Dật đã cáo quan về ở ẩn ở Bàu Trạch.  Đinh Liễn lúc này đã thay Đinh Bộ Lĩnh trị vì Đại Cồ Việt. Tống sử chép rằng năm Khai Bảo thứ 6 [973], Đinh Liễn  ở Giao Chỉ vào cống (nhà Tống – HTN). Chứng tỏ thời kỳ Nhà Đinh quan hệ giữa Giao Chỉ và Nhà Tống đang thuận, tốt đẹp. Có thể do vốn có quan hệ tốt, tin cậy mà Nhà Đinh đã sử dụng con cháu của Hồ Hưng Dật làm quan. Hồ Khước vừa là con cháu Hồ Hưng Dật, vừa là người có công trong đánh bọn Nam Chiếu – Đại Lý, việc này Nhà Tống rất hoan nghênh, nên may mắn được cử tham gia Sứ đoàn di Tống bang giao. Điều này cũng tương đối phù hợp với Hồ sơ Di tich ghi lại truyền ngôn của dân làng về việc “Hồ Khước là một trong những bộ tướng chỉ huy đánh giặc Nam Chiếu.” “tham gia sứ đoàn” sang Bắc quốc để bang giao.

Có thể Hồ Khước đã tham gia sứ đoàn của Nhà Đinh sang Tống và đang ở Tống thì có sự chuyển giao chính quyền từ Dương vào tay Lê Hoàn. Lê Hoàn lên ngôi đã xưng hiệu Thiên Phúc ngay từ thời điểm khoác áo bào (tháng 8 năm 980). Khi này Ông còn rất trẻ độ chừng 20 – 25 tuổi. Thời đại đó, các Tiến sỹ, Trạng nguyên, Bảng Nhãn tài năng thường thi đậu giải ở tưởi 17-18. Như vậy là hoàn toàn phù hợp tất cả các sử liệu ở trên về thời gian, niên hiệu, tình tiết khách quan và tuổi tác của các nhân vật lịch sử.

Theo Tống sử Thái tổ Nhà Tống Triệu Khuông Dẫn duy nhất có xuất thân võ tướng, tất cả các hoàng đế sau của Nhà Tống đều là thư sinh.chấm dứt thời loạn lạc cát cứ Ngũ Đại Thập Quốc của các tiết độ sứ suốt mấy chục năm từ cuối thời Đường. Ông trị vì từ 960-976, còn thực hiện cải cách hành chính tập trung binh quyền, giảm sưu thuế, trả lại đất đai cho dân nghèo, mở khoa cử tuyển nhân tài từ những người đọc sách tầng lớp dưới. Và đó là vận may để Hồ Khước  có thể thể hiện tài năng, nhân dịp tham gia sứ đoàn:

Phong tư tinh trứ phấn phấn khang duy

Cao danh phận đất Bắc khoa tiến sĩ Nhất khoa

Đồng thời, Hồ Khước đã khẳng khái chứng minh tài năng của mình, để làm vẻ vang cho dân tộc Việt chứ không hề nghĩ đến chuyện làm quan đất Bắc, kể cả khi được mời thì Ngài cũng đã phó báiđon vinh hoa đấy để về làm một Hồ Khước sơn tiều mà đầy chí khí ở quê hương minh

Phó bái đoạn vinh danh đáo tự quê hương

Trời Nam địa vị sơn tiều Hồ Khước

Lúc này Hồ Hưng Dật đang ở tuổi ngoài ngũ thập tri thiên mệnh và sắp lục tuần. Có thể Hồ Khước là con hoặc cháu của Ngài, lúc này đã 20-25 tuổi, đang làm quan như nói ở trên, được tham gia các đoàn sứ quân của Nhà Đinh (vốn thân tín Hồ Hưng Dật) sang Tống bang giao, hòa hiếu. Chỉ có trong điều kiện này thì một người ngoài hệ thống quan lại của triều đình mới có thể thi lấy bằng Tiến sỹ ở Trung Hoa.

5/ Hồ Khước đã làm quan TAM TRIỀU đúng là bách thế ngưỡng uy. Vậy đó là những Triều nào?

  Như trên đã rõ, Hồ Khước sống và làm việc, đi lính từ thời Đinh. Đi sứ Tống từ thời Đinh - Lê. Điều thú vị là đầu thời Đinh, lịch sử Trung Quốc vẫn có niên hiệu Thiên Phúc (từ 936) và thời điểm Lê Hoàn lên ngôi cũng lấy luôn niên hiệu Thiên Phúc (980).

 Hồ sơ chép tay của Cụ Hồ Văn Trị nói rõ, Sắc phong được thờ trên Cng Tam quan của Đền ngày trước là một bản chữ Hán đã phải chép lại (chắc là vì quá cổ và phải sao chép lại để bảo tồn). Trong Sắc phong có nội dung:

Phụ quốc tam triều bách thế ngưỡng uy hùng mặc trắc

Hộ dân cửu ấp thiên thu tồn hiển hách linh thông

Cụ Hồ Văn Trị và các bậc văn nho làng ngày xưa dịch là:

Giúp nước ba triều, uy vũ trăm đời chứng tỏ

Hộ dân chín ấp hiển hách nghìn năm còn lưu.

 Như vậy Hồ Khước đã sinh ra giữa thế kỷ X và lớn lên thời kỳ có Nhà Đinh, trưởng thành chủ yếu thờì Tiền Lê. Có thể giả định Hồ Khước sinh những năm 60 của thế kỷ X, tham gia binh nghiệp thời Đinh. Với một Lý lịch rất đáng tin cậy do ảnh hưởng uy tín và sự giáo dục hậu thế cha ông, cụ nội Hồ Hưng Dật, lúc chừng 20-25 tuổi, đã được trọng dụng. Vậy là Hồ Khước đã làm quan những năm cuối triều Đinh (Nhà Đinh tồn tại 13 năm).

Sử cũ cho thấy Triều Tiền Lê thay thế Nhà Đinh trị vì đất nước. Bước chuyển này cũng không quá khắc nghiệt và quan lại xa triều đình hầu như vẫn được sử dụng. Vì thế Hồ Khước, một Tiến sỹ tài năng có điều kiện tiếp tục làm quan 19 năm triều Tiền Lê. Chúng ta biết rằng Nhà Tiền Lê là vương triều rất quan tâm đến vùng Thạch Hà, Hà Tĩnh, vì bây giờ đang là vùng biên viễn. Nhà Lê là vương triều chọn nhiều tướng công có tài về vùng này để bảo vệ biên cương, nhất là chọn người Nghệ An, Hà Tĩnh. Bằng cứ là từ trước 1009 đã giao Hồ Thủ Ích làm Phòng Át sứ để giữ vùng này và lệnh cho Ngài điều 5000 quân châu Hoàn Đường để mở đường quốc phòng đến cửa Nam Giới. Vua Lê là người thân chính ra tận miền Thạch Hà để kiểm sát những sự nghiệp phòng thủ, trấn ải ở đây và đánh dẹp những kẻ phản loạn. Vùng Thạch Hà gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử của Vương triều Lê.

 Như vậy, cuối đời Tiền Lê Hồ Khước đã từng được tham gia phục vụ vua Lê Ngọa Triều khi Ngài về Nam giới 1009. Tại đây, ông tiếp tục phối hợp với Hồ Thủ Ích để thực hiện nhiệm vụ phòng át biên cương Đại Việt. Hồ Khước cũng có thể là những người trong bộ chỉ huy của Hồ Thủ Ích phải nằm lại chỉ huy những cánh quân ở đây. Chính thời gian này quân Chiêm Thành thường xuyên quấy nhiễu phía Nam Đại Việt, Hồ Khước lúc này đã là một nhà cầm quân đầy thao lược, nên được giao chỉ huy chiến đấu chống xâm lược ở miền biên viễn này nên tiếp tục lập công.

Nhà Lý thay Triều Lê trị vì đất nước rất nhẹ nhàng. Nhiều quan lại triều Tiền Lê được tiếp tục làm quan Nhà Lý. Hồ Khước, một danh sỹ nổi tiếng, tướng công tài năng, đã được tiếp tục bổ dụng ở quê hương ông dưới Triều Lý để thực thi nhiệm vụ chống ngoại xâm và giữ vững biên cương.

Vì là những quan cai trì những ngày đầu trên mảnh đất hoang sơ, thưa thớt dân cư, chưa có đường đi, chủ yếu là dân binh và người tứ phương đi vào cửa Nam Giới giao thương, nên Quan Hồ Khước đã chỉ đạo nhân dân lập làng, lập ấp để khai hoang phục hóa. Cửu ấp thiên thu chính là những làng xã nổi danh cho đến ngày nay xung quanh khu vực Nam Giới. Hòa Mộc, Kiều Viên, Dương Luật, Chỉ Châu… là những ấp đã được Hồ Khước cùng các quan lại thời Tiền Lê, thời Lý giúp dân xây dựng.

Thế là rõ:     Phụ quốc tam triều bách thế ngưỡng uy hùng mặc trắc

       Hộ dân cửu ấp thiên thu tồn hiển hách linh thông

6/ Văn Sơn, Kiều Mộc là quê hương của Hồ Khước. Dù không xác định được cụ thể Ngài sinh ra ở đâu, nhưng chắc chắn Ngài đã trưởng thành, lập nghiệp và ghi danh trên miền quê này và định cư ở đây cho đến cuối đời. 

Sắc phong Thần của các Triều Hậu Lê và Triều Nguyễn cho Hồ Khước đã chứng minh công trạng của một người họ Hồ đã sống, chiến đấu, lập công, đóng góp to lớn cho nước nhà, cho dân tộc và quê hương của Ngài. Nói quê hương của Ngài bởi vì thực tế Ngài đã sống và cống hiến cho đất nước và quê hương này, làm rạng Danh cho quê hương này và nằm lại trên mảnh đất này.

Nếu Ngài sinh ra ở một nơi nào khác chắc chắn sẽ để lại những dấu ấn khó mờ nhạt, ở đó quốc dân cũng sẽ thờ phụng và lịch sử đã lưu ký. Một Tiến sỹ, một tướng công, một nhà ngoại giao, một người đã anh dũng hy sinh trong chống giặc xâm lăng, bảo vệ biên cương và được Triều Đình nhiều lần tuyên dương công trạng.  Thực tế ông là người của đất Văn Sơn. Bởi Ngài là người đã lập ra 9 thôn đầu tiên trên mảnh đất này.  Thông tin truyền ngôn rằng Ngài chỉ có một cô con gái cũng là chính xác. Bởi nêu có hậu duệ miêu tồn thì đã có nhiều người có tước vương.

“Miếu y Kiều Mộc thiên kim cổ / Nhân ngưỡng Văn Sơn địa Bắc Nam”

7/ Vẫn còn câu hỏi cuối cùng chưa được giải đáp. Bản Sắc phong được chép lại có nói đến Triều đại ghi danh Hồ Khước là Đại Phúc. Bản thân các cụ già thời bấy giờ khá thông chữ hán và biết khá rõ lịch sử nhưng đều không tìm thấy niên hiệu Đại Phúc. Thực tế thì trong các triều Hậu Lê và Triều Nguyễn đều không có hiệu Đại Phúc. Chưa kể như ta đã phân tích ở trên Hồ Khước không thể là quan Triều Trần Triều Hậu Lê, Triều Nguyên mà chỉ có thể ngược lên những triều đại trước.

Theo như bản chép tay của Cụ Hồ Văn Trị, Sắc phong Thần cho Đền đã bị mục, không biết rõ ai phong từ thời nào, chỉ còn đọc được nội dung. Các cụ quan lại và nho văn trong làng phối hợp với nhau chép lại và dịch được mấy câu:

Đại Phúc tam niên bát ngoạt tam nhật

Phong tư tinh trứ phấn phấn khang duy

Cao danh phận đất Bắc khoa tiến sĩ Nhất khoa

Phó bái đoạn vinh danh đáo tự quê hương

Trời Nam địa vị sơn tiều Hồ Khước

Tiến sĩ nhất khoa chiếm thủ công

Nội dung mà Cụ Hồ Văn Trị chép lại cho chúng ta hoàn toàn hợp lý với những gì ta vừa phân tích ở trên. Duy chỉ còn một chữ mà các Cụ phân vân và chúng ta cũng thấy được bất hợp lý đó là chữ Đại ().

Cụ Trị không giải thích được và chính Cụ đã không biết niên hiệu Thiên Phúc của thời Tấn- Tống, mà tìm trong các triều đại vua Việt thì không có. May thay cụ còn nhớ rằng, “trước chữ Phúc () chỉ còn một chữ, nhưng hình như không đầy đủ, giống chữ Đại () nhưng bị nhòe. Đó chính là chữ Thiên mất đi nét ngang. Và không phải Đại Phúc mà là Thiên Phúc. Điều này cũng tương tự như hai chữ Thiên Phối ( ) trên Tháp Chuông ở Tam Quan của Đền, chữ Thiên đã mất dấu hiện còn lại giống như  Đại Phối , đó thôi. Như vậy có nghĩa là Hồ Khước đã đoạt được vinh quang vào ngày 03 tháng 8 năm Thiên Phúc thứ 3.  Nếu theo Ngô Sỹ Liên, lấy 981 làm năm Thiên Phúc thứ nhất, thì đó là năm 984. Còn theo như Đại Việt sử lược, lấy 983 làm năm Thiên phúc thứ nhất thì Hồ Khước đã “đoạt gấm vinh danh Bắc sử” vào 03 tháng 8 năm 983.

2.Một số kết luận và kiến nghị

Từ những nghiên cứu và lập luận trên, chúng tôi kiến nghị:

- Thứ nhất, Hội Đồng Họ Hồ Việt Nam và Hội Đồng Họ Hồ Hà Tĩnh cần phối hợp với nhau để nghiên cứu và bổ sung sâu sắc hơn những tư liệu về Hồ Khước. Vinh danh một nhân vật lẫy lừng trong dòng họ cho hậu duệ họ Hồ Việt Nam biết. Khẳng định thêm một đời thứ 3 trong thế thứ hậu duệ của Hồ Hưng Dật, trên đất Hà Tĩnh.

- Thứ hai, Hội đồng Họ Hồ Hà Tĩnh cần phối hợp thường xuyên hơn với Họ Hồ Đỉnh Bàn để bảo đảm thường xuyên hương khói và thực hiện các nghi lễ cần thiết theo các nghi lễ truyền thống ở Đền bảo đảm ghi công, ghi ân và tiếp tục tôn vinh Hồ Khước, bảo đảm sự linh thiêng của Đền

-  Thứ ba: Đề nghị Chính quyền và Nhân dân Đỉnh Bàn có chương trình, kế hoạch để thực hiện thường xuyên và tốt hơn công tác bảo vệ bảo tồn di tích phục vụ cho sự phát triển kinh tế- văn hóa xã hội của xã.

- Thứ tư: Kính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu vừa để bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đồng thời có chương trình kế hoạch nghien cứu khảo sát, hội thảo khoa học  làm sâu sắc những thông tin tư liệu về Đền thờ Hồ Khước để tiến tới đề nghị Nhà nước công nhận Đền Hồ Khước là DI TÍCH LỊCH sử Văn hóa cấp quốc gia.

- Thứ năm: các cơ quan tổ chức quản lý du lịch , quản lý các khu di tích càn chủ động tổ chức các chuyến thăm quan du lịch, truyền bá và khái thác các gía trị lịch sử văn hóa của Đền và của vùng Đỉnh Bàn cho mục đích phát triển kinh tế, văn hóa vùng.

 

Comments on social media
THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Mỗi dân tộc, có một nền tảng đạo lý căn bản của sự tồn tại. Chính nền tảng đạo lý đó tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc. Cái Đạo dân tộc thường xuyên thấm nhuần sâu sắc trong cái Lý căn bản của hệ thống pháp luật. Cả hai phương diện Đạo và Lý đó đều phải được xử lý sâu sắc và nhuần nhuyễn trong mọi vấn đề của TTATXH để có một xã hội ổn định và phát triển..