VIỆN NGHIÊN CỨU & BẢO TỒN VĂN HÓA


Hội thảo khoa học: “Họ Hồ Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc”

Ngày đăng: 27/04/2024Xem:

718

Trong không khí sôi động của nhân dân cả nước chuẩn bị kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2-9, sáng 12/8/2023, tại Trường THPT Thành Sen (TP Hà Tĩnh), Viện Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam) phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh, Hội đồng họ Hồ Hà Tĩnh và nhóm nghiên cứu lịch sử họ Hồ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Họ Hồ Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc”.



Các tiết mục văn nghệ chào mừng

Chủ trì hội thảo có Giáo sư, Tiến sỹ Hồ Trọng Ngũ - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa; Tiến sỹ Hồ Cảnh Sơn - Trưởng nhóm nghiên cứu họ Hồ Việt Nam; Tiến sỹ Đoàn Minh Điền - Hiệu trưởng Trường THPT Thành Sen (TP Hà Tĩnh); Thạc sỹ Nguyễn Trí Sơn - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh và Ông Hồ Văn Giáp đại diện dòng họ Hồ Hà Tĩnh. Hội thảo diễn ra trong thời gian 1 ngày từ 7h30 đến 16h30.


Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự hội thảo có ông Võ Hồng Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh cùng đại diện lãnh đạo Sở KH&CN, Sở Văn hóa TT&DL, Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Tĩnh và các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trong cả nước, đại diện dòng họ Hồ tỉnh Nghệ An và Quảng Bình.


GS.TS Hồ Trọng Ngũ - Viện trưởng Viện Bảo tồn văn hóa phát biểu tại buổi Hội thảo

Mục đích của Hội thảo là tiếp tục nghiên cứu làm rõ nguồn gốc lịch sử dòng họ Hồ trong quá trình hình thành và phát triển trên vùng đất Hà Tĩnh; những đóng góp của dòng họ đối với sự phát triển của quê hương, đất nước. Qua Hội thảo giúp cho các chi nhánh của dòng họ bổ sung thêm một số tư liệu mang tính khoa học để xây dựng hệ thống sử phả dòng họ, bắt đầu từ đầu đức nguyên tổ; chỉ ra thế thứ, các tông phái, các ngành, nhánh, chi phái, định hướng cho các chi nhánh bị thất truyền gia phả tìm về cội nguồn và kết nối tổ tiên, dòng tộc; qua đó giáo dục truyền thống tổ tiên; tôn vinh phát huy những giá trị văn hóa của dòng tộc họ Hồ ở Hà Tĩnh đến con cháu và trong cộng đồng.

Theo nhiều tư liệu lịch sử để lại, dòng tộc họ Hồ có mặt ở Hà Tĩnh rất sớm (khoảng từ thế kỷ thứ X). Cùng với các dòng họ khác, từ vị thỉ tổ đầu tiên cho đến con cháu sau này, dòng tộc họ Hồ đã có nhiều đóng góp phần xây dựng quê hương Hà Tĩnh nói riêng và đất nước nói chung.

Hội thảo khoa học “Họ Hồ Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc” đã nhận được 22 tham luận. Tại hội thảo đã có 17 tham luận và ý kiến tranh luận của các nhà nghiên cứu, các đại biểu tham dự hội thảo xoay quanh 3 chủ đề chính: sự xuất hiện và phương trưởng của họ Hồ ở Hà Tĩnh; An Nam Nhất Hồ đức nguyên tổ họ Hồ Việt Nam và vai trò của họ Hồ Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Hội thảo khoa học “Họ Hồ Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc” đã cung cấp thêm nhiều tư liệu, nhiều ý kiến đánh giá sâu sắc từ nhiều chiều cạnh, góc nhìn khác nhau của các nhà nghiên cứu, các vị đại biểu về nguồn gốc Họ Hồ Hà Tĩnh và những đóng góp to lớn của các thế hệ con cháu họ Hồ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

Các ý kiến tham luận tại Hội thảo cũng đã khẳng định những giá trị truyền thống tốt đẹp về lịch sử và văn hóa của dòng họ Hồ Hà Tĩnh không chỉ là sợi dây gắn kết bền chặt các thế hệ con cháu trong dòng họ Hồ với nhau trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc trước đây và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay, mà còn góp phần hun đúc nên tâm hồn, khí phách và bản lĩnh con người Việt Nam.

Các đại biểu tham luận tại Hội thảo

Các đại biểu cũng kiến nghị sau hội thảo các tổ chức cá nhân nghiên cứu lịch sử cần tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học để hoàn thiện các nội dung nghiên cứu; các chi nhánh dòng họ tiếp thu thông tin từ hội thảo để làm rõ thêm nguồn gốc, bổ sung tư liệu để xây dựng gia phả của các chi nhánh cho chuẩn xác, qua đó kết nối với các chi nhánh trong dòng họ tạo nên sức mạnh đoàn kết thống nhất trong dòng họ và thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống dòng họ. Từ đó tiếp tục nâng cao niềm tự hào dân tộc, tự hào với truyền thống của dòng tộc, ra sức gìn giữ, phát huy các giá trị di sản văn hóa, truyền thống yêu nước cho thế hệ mai sau.  


Một số đại biểu tham dự hội thảo

 

Comments on social media
THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Mỗi dân tộc, có một nền tảng đạo lý căn bản của sự tồn tại. Chính nền tảng đạo lý đó tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc. Cái Đạo dân tộc thường xuyên thấm nhuần sâu sắc trong cái Lý căn bản của hệ thống pháp luật. Cả hai phương diện Đạo và Lý đó đều phải được xử lý sâu sắc và nhuần nhuyễn trong mọi vấn đề của TTATXH để có một xã hội ổn định và phát triển..