VIỆN NGHIÊN CỨU & BẢO TỒN VĂN HÓA


Chí sỹ Mai Lão Bạng - Người công giáo yêu nước, kính chúa, thương dân

Chí sỹ Mai Lão Bạng - Người công giáo yêu nước, kính chúa, thương dân

Mai Lão Bạng - gương mặt Giáo dân tiêu biểu của đồng bào Công giáo Việt Nam trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, ông đã dành thời gian hơn 35 năm ngược xuôi theo đuổi sự nghiệp tìm đường cứu nước cùng với nhà yêu nước Phan Bội Châu. Trong suốt thời gian ấy ông đã nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam, tra tấn cực hình, nhưng vẫn một lòng đi theo chính nghĩa, tìm mọi cách để cứu nước, cứu dân. Chí hướng mà ông theo đuổi đã có ảnh hưởng tích cực đối với đồng bào công giáo vùng Nghệ -Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung lúc bấy giờ..

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Mỗi dân tộc, có một nền tảng đạo lý căn bản của sự tồn tại. Chính nền tảng đạo lý đó tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc. Cái Đạo dân tộc thường xuyên thấm nhuần sâu sắc trong cái Lý căn bản của hệ thống pháp luật. Cả hai phương diện Đạo và Lý đó đều phải được xử lý sâu sắc và nhuần nhuyễn trong mọi vấn đề của TTATXH để có một xã hội ổn định và phát triển.

Ngày 10.4, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 để xem xét, cho ý kiến về việc lấy ý kiến nhân dân và hoàn thiện Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội và việc tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

(Chinhphu.vn) - Thanh tra Chính phủ đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra. Trong đó quy định cụ thể về xử lý vi phạm trong việc thực hiện kết luận thanh tra.

(Chinhphu.vn) – Chính phủ vừa ban hành Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Trong đó, Nghị định nêu rõ quy định về điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước (Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển; giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất).

Một vụ đuối nước thương tâm vừa xảy ra tại xã Quang Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) khiến 3 người tử vong.

Một vụ đuối nước thương tâm vừa xảy ra tại xã Quang Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) khiến 3 người tử vong.

Ông Đặng Đình Vinh, Chủ tịch UBND xã Quang Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc 3 người tử vong do đuối nước tại giếng làng..
Bộ Y tế đề nghị các địa phương đề xuất nhu cầu vaccine COVID-19

Bộ Y tế đề nghị các địa phương đề xuất nhu cầu vaccine COVID-19

Bộ Y tế đề nghị các địa phương đề xuất nhu cầu vaccine COVID-19
Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, từng ngành để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, từng ngành để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, từng ngành để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu nhiều sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu nhiều sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính

(Chinhphu.vn) - Dự Hội nghị Bộ trưởng về "Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á" (AZEC), sáng 4/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng các nước cần đề ra một lộ trình giảm phát thải hết sức bài bản, thực tế, không phải bằng mọi giá vì còn cần tính đến các vấn đề kinh tế và xã hội..

Vùng đất Thạch Lạc, huyện Thạch Hà được biết đến là một vùng đồng bằng ven biển mang đầy đủ nét đặc trưng của vùng duyên hải Bắc Trung Bộ. Nơi đây lưu dấu đời sống của người Việt Cổ cách nay trên 4.800 năm. Có di chỉ khảo cổ cấp Quốc Gia “Di chỉ Thạch Lạc” nằm trong hệ thống di chỉ khảo cổ học thuộc loại hình “Di chỉ Cồn Sò Điệp” ven biển miền Trung kéo dài từ Nghệ An đến Quảng Bình, được Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch ký quyết định công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 72/2008/QĐ- BVHTTDL ngày 22/8/2008. Vùng đất Thạch Lạc xưa nay còn là một quần thể rất nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị như: Chùa Tăng Phúc; Miếu Mái; nhà thờ Ngô Phúc Hoành; nhà thờ Hồ Văn Minh; nhà thờ họ Nguyễn Hữu; Miếu Mái, chùa Giang Xá; đền Quan Nghè, đền Ngư Ông và Đền Sắc.

Đến Sắc, hiện nay tọa lạc tại thôn Thanh Quang, xã Thạch lạc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, là thôn Nam Trị, xã Chỉ Châu, thuộc tổng Hạ Nhất, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, xã Thu Chỉ, Nam Trị và Hà Xá hợp nhất gọi là xã Tam Lạc. Năm 1949, xã Tam Lạc, xã Văn Hóa, xã Liên Hội sáp nhập lại thành xã Đồng Tiến. Năm 1954, xã Đồng Tiến được chia thành 4 xã là Thạch Hội, Thạch Văn, Thạch Trị, Thạch lạc.  Đền được xây dựng từ thế kỷ thứ XVI (các nay gần 500 năm), để thờ Nhị Lang Long Vương hay còn gọi là Ông Hai Long Vương, một trong ba vị Long Vương đã có nhiều công tích trong việc che chở cho muôn dân. Năm Đinh Mão ( 1927), niên hiệu Bảo Đại thứ 2, được trùng tu, tôn tạo và rước thêm thần vị của Ông Cả Long Vương và Ông Ba Long Vương về phối thờ tại đây. Trong quá trình hợp nhất các thần về thờ tự, nguồn tư liệu Hán Nôm và các bản sắc phong của đền Hạ, đền Thượng và các đền, chùa, miếu mạo trên địa bàn và các bản sắc phong do nhân dân cất giữ cũng được đưa về lưu giữ tại đây. Vì vậy, dân gian thường gọi là Nhà Sắc hay đền Sắc.

Đền Sắc thờ Tam vị Long Vương, tức là thờ thần Rắn, là biểu tượng của Thủy thần - một trong những tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt. Trong văn hóa của người Việt cổ, tín ngưỡng phổ biến và quan trọng bậc nhất, phản ánh quan niệm, ứng xử của họ với nước là tục thờ thủy thần. Họ quan niệm rằng nước không chỉ cung cấp sự sống cho con người và vạn vật mà nước còn gây ra những tai họa khủng khiếp. Nước có thể hủy diệt mọi thứ nhưng đồng thời đánh thức sự hồi sinh. Xuất phát từ cuộc sống phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, cuộc sống của con người còn gặp nhiều khó khăn, rủi ro nên thường tin tưởng vào một đấng siêu nhiên nào đó phù hộ, che chở để được “Thiên thời địa lợi”. Tục thờ rắn ra đời trên cơ sở đó.

Căn cứ vào nguồn tư liệu Hán Nôm, sắc phong đang được lưu giữ tại đền và khảo sát thực địa cho biết rằng đền Sắc được khởi dựng từ triều đại nhà Lê, khoảng cuối thế kỷ thứ XVI. Theo Bách Thần sự tích (Thái Kim Đỉnh dịch và chú giải) có ghi chép: “Ở thôn Nam, xã Chỉ Châu, huyện Thạch Hà có một miếu thờ. Nguyên đôi vợ chồng người trong xã là ông Mái, bà Mái, sinh ra ba cái trứng, bèn ném xuống ngã ba sông. Bỗng nhiên sóng nổi lên dữ dội, mưa gió mịt mùng, hồi sau mới lặng. Một năm sau, ông Mái, đến xứ Đan Hai đào phát nương, bỗng thấy 3 con vật giống hình giao long vui mừng nhảy nhót. Không may lưỡi xuổng của ông Mái vương phải một con đứt đuôi. Mấy con vật liền lặn xuống vực sâu xứ Đan Hai, hiển linh, dân xã bèn lập miếu thờ. Dưới triều Lê khảo xét thấy linh ứng nên nhiều lần ban sắc phong, lại được ban lệ quốc tế”.

Tương truyền vào năm 1557, vua Lê Anh Tông dùng thuyền rồng đi thị sát dân tình qua vùng này bỗng gặp sóng to, gió lớn nên thuyền của vua không thể đi được. Thấy sự việc lạ, vua sai quan quân vào đền thắp hương cầu nguyện! bỗng chốc sóng yên biển lặng, thuyền vua về tới kinh đô an toàn. Trở về kinh thành, vua sai quan quân hàng năm mua sắm lễ vật để cúng tế tại đền.

Sự linh thiêng của ngôi đền ngày một ăn sâu vào tâm tưởng và đời sống văn hóa tâm linh của người dân. Vì thế việc hương khói phụng thờ các vị Thần được thờ tự tại nơi này ngày một nghiêm túc hơn. Cũng vì thế  ngôi đền thiêng này đã được các triều đại phong kiến ban tặng nhiều sắc phong. Ngoài cảnh quan và kiến trúc cổ ra thì trong đền còn lưu giữ được nhiều di vật quý như: kiệu võng, long đình, các bức hoành phi, câu đối và 87 đạo sắc phong, 1 thần tích từ triều Lê đến triều Nguyễn. Trong các đạo sắc phong hiện còn lưu giữ tại đền, có 30 đạo sắc triều Lê, 56 đạo sắc triều Nguyễn và 1 đạo mất chữ (không rõ của triều nào) phong cho các vị thần. Đặc biệt, trong tổng số 87 đạo sắc phong thì có đến 53 sắc phong cho Tam vị Long Vương (15 đạo sắc phong cho Nhất Lang Long Vương; 16 đạo sắc phong cho Nhị Lang Long Vương; 16 đạo sắc phong cho Tam Lang Long Vương; 6 đạo sắc phong chung cho cả 3 vị Long Vương). Số còn lại là phong cho các vị thần khác như: Nam Hải Tứ Vị Thượng Đẳng Thần, Tứ Vị Thánh Nương Thượng Đẳng Thần, Bản Thổ Nương Vương Linh Ứng Chi Thần, Sát Hải Đại Tướng Quân Chi Thần, Chủ Tể Hà Bá Thuỷ Quan Chi Thần… Riêng đối với 30 đạo sắc của triều Lê chỉ phong tặng cho Tam Lang (thời Lê gọi là Ông Cả, Ông Hai, Ông Ba Long vương) không có đạo nào phong cho các vị thần khác. Còn đối với triều Nguyễn số vị thần được phong tặng khá nhiều. Nhưng các đạo sắc phong tặng cho Tam vị Long Vương vẫn chiếm số lượng nhiều hơn cả. 

Thông qua số đạo sắc phong kể trên, cho thấy tín ngưỡng thờ Thần Tam Lang được hình thành từ rất sớm và gắn chặt vào đời sống văn hóa, tâm linh của cư dân bản địa.  Một số đạo sắc phong tiêu biểu các triều đại đã ban tặng Thần hiệu cho các vị thần Tam Lang:

- Nhất Lang Long Vương Linh hiển, Uyên thâm Hoằng bác, Giáng phúc Tý dân, Trầm mưu Anh đoán,  Linh thông Hiển hựu, Phổ hóa Phu hưu, Cảm ứng Sùng khánh, Bảo ninh Vi diệu, Duệ thông Minh mẫn, Anh uy Hách trạc, Hoằng lợi Phổ đức, Uông nhuận, Dực bảo trung hưng, Hoằng hiệp Thượng đằng thần – Vị tiền.

- Nhị Lang Long Vương Linh ứng, Giản cung- Tín thận- Triệu tường- Diên huống- Anh đức Hoằng liệt- Phổ hộ Bác tế - Hồng du Tuấn liệt Phong công- Hiển tế Trạc linh, Bác đạt, Duệ trí, Cương nghị, Bàng thạc, Hòa mục, Phổ nhuận, Hiệp đức Uông nhuận, Dực bảo trung hưng, Hoằng hiệp- Thượng đẳng thần – Vị tiền.

- Tam Lang Long Vương Linh cảm, Anh uy Thần võ, Thùy hưu Diễn khánh, Chí đức Mậu công, Địch khang Phu khánh, Khai bình Bảo đại Định công, Huyền linh Hiển tướng, Hải lượng Ân ba, Uyên trí Huệ triêm Ân hiệp, Hoằng phu Bác trạch, Uông nhuận, Dực bảo trung hưng, Hoằng hiệp Thượng đẳng thần – Vị tiền.

Thông qua số đạo sắc phong; sự kế thừa truyền thống; công tác bảo tồn, gìn giữ các giá trị lịch sử văn hóa tại đền Sắc, chúng ta nhận thức được rằng tín ngưỡng thờ thần thiên nhiên nói chung, thờ Tam vị Long Vương nói riêng đã thực sự ăn sâu, bám chặt và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của nhân dân Thạch Lạc, nhân dân vùng biển ngang.

Vào các ngày rằm, mồng một hàng tháng, dịp đầu xuân năm mới, nhân dân trong vùng và các làng lân cận thường đến dâng hương để cầu phúc, cầu an cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đặc biệt, lễ hội chính được tổ chức tại đền vào ngày 15 tháng 6 âm lịch hàng năm gọi là lễ Kỳ phúc Lục ngoạt. Với ý nghĩa truyền thống đó là: “Cầu cho quốc thái dân an, cầu cho mưa thuận gió hoà, cầu cho mùa màng tươi tốt bội thu, người người được khoẻ mạnh, nhà nhà được yên vui ấm no hạnh phúc”.

Việc tổ chức lễ tại đền, xưa là do chức sắc, kỳ hào cùng đông đảo nhân dân của 4 Giáp (Giáp Đông, giáp Tây, giáp Nam, giáp Bắc) thực hiện. Để chuẩn bị tổ chức Lễ, làng ban 1 con trâu, giao cho một gia đình nuôi, yêu cầu chăn dắt, không được thả rông. Trước khi giết thịt làm lễ tế, trâu được tắm rửa sạch sẽ đưa vào Yết chầu Đức Thánh. Sau năm 1945 việc cử người nuôi và giết trâu tế lễ được bãi bỏ.

Nghi lễ thường diễn ra trong 2 ngày (14 và 15/6 âm lịch). Trưa ngày 14 lễ Yết Đức Thánh; trưa 15/6 tổ chức lễ tế chính thức. Lễ tế diễn ra một cách long trọng, trang nghiêm và thành kính.

Trước đây, làng có 1 đội hát chèo văn (nhà trò) có từ 6-9 người cả nam và nữ; đội chèo văn tổ chức hát chầu Đức Thánh vào suốt đêm 14/6 âm lịch. Ngày nay, ngoài việc duy trì đội hát chèo văn theo nghi thức truyền thống, chính quyền địa phương còn tổ chức biểu diễn văn nghệ và tổ chức các giải đấu thể thao. Lễ Kỳ phúc lục ngoạt đã trở thành ngày hội của nhân dân trong xã và các vùng lân cận.

Đền Sắc thời kỳ mới khởi dựng được làm bằng tre, nứa, lợp tranh. Đến Năm 1927 (Bảo Đại thứ 2) nhân dân trong vùng và chức sắc của các giáp đóng góp công, của để tôn tạo lại bằng vật liệu vôi đá như hiện nay. Đền được khởi công tu bổ,  tôn tạo từ năm 1927 đến năm 1928 thì hoàn thành (nội dung văn bia Nam đình bi ký được dựng tại đền có ghi chép về sự kiện này: “Bắt đầu từ tháng hoa Mai mùa đông năm Đinh Mão đến tháng hoa Lựu mùa hạ năm Mậu Thìn thì hoàn thành4.

Đền Sắc là một công trình có kết cấu hài hòa, mang đậm kiến trúc thời Nguyễn. Kể từ khi tôn tạo lại đến này đã gần 100 năm, nhưng vẫn giữ được đường nét kiến trúc nguyên gốc và một số hiện vật có từ thời Lê, Nguyễn. Về cấu trúc, đền có Nghi môn, bia Nam Đình bi ký (thay cho Tắc môn), Hạ điện, Thượng điện, nhà khách…(cụ thể chi tiết về cấu trúc của đền xin quý vị xem tại Mục VI trong Lý lịch di tích đền sắc đã gửi)

Đền Sắc là một địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của người dân địa phương từ bao đời nay. Tín ngưỡng thờ thần, một trong những thành tố của văn hóa tinh thần phổ biến của con người. Cũng như các thành tố khác của văn hóa tinh thần, tín ngưỡng thờ thần phải được bắt nguồn và chịu ảnh hưởng của điều kiện sống vật chất của con người. Thờ cúng để tỏ lòng biết ơn và để được bảo hộ, được Thần giúp cho người yên, vật thịnh, và dù đạt nguyện vọng hay không, con người vẫn tạ ơn Thần, một lối ứng xử rất văn hoá và trần tục. Ngoài mục đích cầu được yên lành, thịnh vượng, thoả mãn đời sống tâm linh, việc thờ cúng còn có mục tiêu giải thoát con người, hướng con người đến các giá trị Chân, Thiện, Mỹ, bớt nỗi khổ đau, hạn chế điều ác, tăng thêm điều thiện. Như vậy, tín ngưỡng thờ Thần không chỉ có ý nghĩa cầu phồn thực, mà còn có ý nghĩa đạo đức. Thông qua các hoạt động nghi lễ, lễ hội là cơ hội cố kết cộng đồng, là điều kiện để người dân được tham gia sáng tạo, hưởng thụ và làm phong phú thêm các giá trị văn hóa mà cha ông đã dày công hun đúc, kiến tạo.

Với sự linh thiêng của ngôi đền, theo đề nghị của nhân dân địa phương, ngày 9/8/2019 UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định số 2680/QĐ-UBND xếp hạng đền Sắc xã Thạch Lạc là di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh.

Những năm qua, ngoài sự nỗ lực của mọi tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự hỗ trợ giúp đỡ của các cấp từ Trung ương, tỉnh, huyện, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm thùi… có lẽ còn có thêm sự phù hộ, độ trì thường xuyên của các vị thần được thờ tự tại đền Sắc, linh hồn của người Việt Cổ nên Đảng bộ và nhân dân Thạch Lạc luôn đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế phát triển đúng hướng, đời sống người dân no ấm, phát triển theo hướng bền vững. Văn hóa luôn có sự tiến bộ, đáp ứng ngày càng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân; lương giáo đoàn kết. Cơ sở hạ tầng được xây dựng theo hướng hiện đại, xây dựng Nông thôn mới. Thắng lợi to lớn nhất trong những năm qua là Thạch Lạc đã về đích Nông thôn mới.