VIỆN NGHIÊN CỨU & BẢO TỒN VĂN HÓA


Quan Tượng Đài - một di tích văn hóa cổ quý báu

Ngày đăng: 24/04/2024Xem:

950

Quan Tượng Đài là công trình quan sát Thiên văn duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam còn lại dấu tích. Đây vốn là nơi các nhà chiêm tinh dùng kính thiên văn quan sát, theo dõi sự vận hành của mặt trời, trăng và các ngôi sao để dự đoán cát hung, phục vụ cho các chính sách, biện pháp, giải pháp hoạt động hợp lẽ tự nhiên của triều đình.

 Quan Tượng Đài là Đài Thiên văn cổ được xây dựng ở Cố đô Huế cách đây ngót 200 năm, vào năm  Minh Mạng thứ 8 (1827). Đài này được đặt tại góc Tây Nam của 

 

kinh thành Huế và còn được gọi là Nam Đài.

Đài được xây dựng để quan sát thiên văn. Đây là công trình quan sát Thiên văn duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam còn lại dấu tích.  
Quan Tượng Đài là nơi các nhà chiêm tinh dùng kính thiên văn quan sát, theo dõi sự vận hành của mặt trời, trăng và các ngôi sao để dự đoán cát hung, phục vụ cho các chính sách, biện pháp, giải pháp hoạt động hợp lẽ tự nhiên của triều đình.  Đài còn là điểm để xác định tọa độ địa lý của các tỉnh, thành, vùng miền trên đất nước. Quan Tượng Đài được quản lý, điều hành bởi cơ quan Khâm Thiên Giám.Khâm Thiên Giám là cơ quan tổ chức việc quan sát và chiêm nghiệm âm dương bói toán, các hiện tượng thiên văn, thời tiết, làm lịch, coi ngày, báo giờ để định mùa vụ cho dân, giữ đồng hồ báo canh và giữ trọng trách tư vấn triều đình về các vấn đề địa lý và phong thủy. Thiết chế này đã được đặt ra từ thời Lê Thánh Tông, với tên gọi Tư Thiên Giám. Đã qua nhiều lần thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của cơ quan này vẫn được giữ phù hợp với tên gọi. Đến đời Gia Long lại được phục hồi, nhưng với tên gọi Khâm Thiên Giám. Vua 
Gia Long đã cho lập một cơ quan đặt dưới  sự quản lý trực tiếp của Khâm sai đại thần để giám sát những vấn đề thiên thượng. Đến dưới thời Minh Mạng cơ quan này được hoàn thiện, tổ chức chặt chẽ, hoạt động rất quy củ và liên tục đến cuối triều Nguyễn. Khâm Thiên Giám do một quan đại thần đã đứng đầu một cơ quan khác, kiêm nhiệm với tên chức là Kiêm quản Khâm Thiên Giám sự vụ đại thần. Hai cấp phó của Ông thường trực là quan Giám chínhGiám phó cùng các thuộc viên là Ngũ quan chính
Linh đài lang, cùng các thư lại có hàm Bát cửu phẩm và Vị nhập lưu thực hiện các công việc ở đây Ở các triều đại trước, Đài Thiên văn thường được đặt trong Điện Kính Thiên, tại Thăng Long. Quan Tượng Đài thời Nguyễn được bố trí trong phạm vi pháo đài Nam Minh của Kính thành Huế.Quan Tượng Đài có cấu tạo từ nền đài và đình Bát Phong. Nền đài cao 5,9 m, các mặt đều được ốp bằng gạch vồ. Đình Bát Phong đặt trên đài cao, có mặt bằng hình bát giác, xung quanh để trống, để đón gió từ 8 hướng. Bên ngoài đình, cờ được dựng để thấy gió đang thổi theo hướng nào.
Các triều vua Nhà Nguyễn đã có những cải tiến công việc ở đây thích hợp để bảo đảm sự chính xác trong đo đạc, tính toán thiên văn vào những năm 1837 (thời Minh Mạng) và năm 1844 (thời Thiệu Trị).Do một thời gian khá dài, nhất là trong thời gian chiến tranh, Quan Tượng Đài hầu như không hoạt động và cũng không được bảo tồn nên bị xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí đình Bát Phong bị đổ sụp.Mãi đến những năm 2012 - 2013, di tích Quan Tượng Đài mới được tu bổ, phục hồi. Nhờ hệ thống dự án "Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế", Quan Tượng Đài được phục dựng theo kiến trúc cũ. 

 

Comments on social media
THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Mỗi dân tộc, có một nền tảng đạo lý căn bản của sự tồn tại. Chính nền tảng đạo lý đó tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc. Cái Đạo dân tộc thường xuyên thấm nhuần sâu sắc trong cái Lý căn bản của hệ thống pháp luật. Cả hai phương diện Đạo và Lý đó đều phải được xử lý sâu sắc và nhuần nhuyễn trong mọi vấn đề của TTATXH để có một xã hội ổn định và phát triển..