VIỆN NGHIÊN CỨU & BẢO TỒN VĂN HÓA


QUÊ CHA CỦA TAM NGUYÊN YÊN ĐỔ NGUYỄN KHUYẾN

Ngày đăng: 02/05/2024Xem:

891

HÀ TĨNH - QUÊ CHA CỦA TAM NGUYÊN YÊN ĐỔ NGUYỄN KHUYẾN Thạc sỹ Nguyễn Trọng Thắng CTV của Viện NC&BTVH

 Hà Tĩnh nói riêng và xứ Nghệ nói chung thường được mệnh danh là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, hầu như ở thời nào, vùng đất này cũng sản sinh ra những con người xuất chúng, góp phần làm rạng danh cho quê hương, đất nước. Đó là các Trạng nguyên thời kỳ đầu như cha con “song trạng” Sử Hy Nhan - Sử Đức Huy; các anh hùng nghĩa liệt như Đặng Tất - Đặng Dung, Nguyễn Biểu; hàng loạt Khai quốc công thần nhà hậu Lê, các nhà trước tác, học thuật nổi tiếng như Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ… Thời cận - hiện đại, đó là các chí sĩ yêu nước, các chiến sỹ cách mạng như Phan Đình Phùng, Ngô Đức Kế, Nguyễn Hàng Chi, Trần Phú, Hà Huy Tập...Nhưng nói đến Danh nhân văn hóa Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, quê gốc ở Hà Tĩnh, thì ít người biết đến. 
             Suốt quá trình lập thân, đỗ đạt, Nguyễn Khuyến đã trở thành một trong những nhà thơ lớn nổi tiếng của Việt Nam. Ông đỗ đầu cả ba kì (Hương, Hội, Đình) nên được gọi là Tam nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến cũng đã từng làm các chức quan dưới triều Nguyễn. Người đời không nhớ nhiều tới Tam nguyên Yên Ðổ trên danh vị đại khoa và cũng là bậc đại quan, nhưng sẽ mãi nhớ đến Nguyễn Khuyến với tư cách một thi nhân nổi tiếng. Điều đáng trân trọng là cụ Nguyễn Khuyến đã đứng trên lập trường của một người có nhân cách cao cả, đối lập lại với cả một cuộc đời, cả một xã hội đồi bại. Bằng ngọn bút sắc bén của mình, cụ đã đả kích một cách thâm thúy, sâu cay và cũng chẳng kiêng dè bất kể ai, từ quan cho đến vua bù nhìn. Thơ Nguyễn Khuyến thật sự tiêu biểu cho tâm hồn người Việt và phong vị, cốt cách Á Ðông trong giai đoạn suy tàn của chủ nghĩa Phong kiến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. 
            Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835 tại quê mẹ, làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; Khi lớn lên ông sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Nhưng nguồn gốc tổ tiên của ông lại ở tỉnh Hà Tĩnh. Theo các tài liệu lịch sử để lại thì Liệt Tổ của Nguyễn Khuyến là Quang Lượng Hầu, sinh ra ở Xóm Hầu, làng Đức Hồng xưa, nay là Phường Trung Lương Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tỉnh, một võ quan cao cấp triều Mạc (Đại tướng), là người có công dẹp trừ giặc“cuốc đen” cứu dân vùng này khỏi cảnh lầm than, cơ cực. Trên đường hành quân ông lâm bệnh nặng và mất tại làng Ghéo (nay là thôn Đa Tài, xã Đôn Xá, Huyện Bình Lục, Hà Nam). Nhân dân địa phương ghi nhớ công ơn của ông và đã lập đền thờ Ngài ở nơi đây. Sau đó Ngài được truy phong Cao Minh Đại Vương. Ít lâu sau, con cháu Quang Lượng Hầu từ đất Hồng Lĩnh ra tìm thăm mộ Tổ Phụ và chiêm yết  đền thờ. Ở đây đất rộng người thưa, dân tình lại rất sùng kính Quang Lượng Hầu và xử sự rất nồng hậu với con cháu ân nhân của họ, nên một số con cháu đã chọn đất làng này để sinh cơ lập nghiệp lâu dài. Những người đầu tiên của dòng họ Nguyễn ở Xóm Hầu, Đức Hồng, Hà Tĩnh ra đây lập nghiệp tính đến nay cũng đã hơn 500 năm, Nguyễn Khuyến là đời thứ 15* 
 
         Tại Miếu thờ Quang Lượng Hầu và Từ đường họ Nguyễn ở làng Và, xã Đôn Xá, Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam hiện đang còn lưu giữ các câu đối, Văn bia đều minh chứng gốc quê nội của Nguyễn Khuyến xuất phát từ Xóm Hầu làng Đức Hồng, Hà Tĩnh. Nơi đền thờ Thi hào Nguyễn Khuyến, có pho tượng lớn của ông và câu đối sơn son thiếp vàng: 鴻 山 之 外 鬱 佳 氣 ,  渭 水 至 金 成 大 江 “Hồng Sơn chi ngoại uất giai khí - Vị Thủy chí kim thành đại giang”. Nghĩa là: ( Hồng Sơn đất ngoại kết tụ được khí tốt - Vị Thủy đến nay đã thành con sông lớn). Văn bia ở nhà thờ họ Nguyễn cũng có đoạn ghi: 滾 滾長 江 出 似 鴻 山 析 而 為 渭 五 百 年 間 .
“Cổn cổn trường giang xuất tự Hồng Sơn tích nhi vi Vị ngũ bách niên gian”.  Nghĩa là:  (Cuộn cuộn sông dài, phát ra từ núi Hồng Lĩnh, chảy tách thành sông Vị, khoảng năm trăm năm nay). 500 năm trước, Tổ Tiên Nguyễn Khuyến từ quê hương Hồng Lĩnh ra đi, dẫu an cư, lạc nghiệp, vẫn lấy tên quê mình đặt tên cho quê mới và luôn tự hào hướng về quê cũ, đó là “Hồng Sơn chi ngoại” để rồi 500 năm sau, lớp Hậu sinh Hồng Lĩnh lại vinh dự đi “Vấn Tổ tìm Tông” làm rạng danh một vùng đất “ Văn vật hữu dư”có sự phát triển khá sớm, khá rực rỡ về Văn hóa, học vấn.
ại Thị xã Hồng Lĩnh, có xóm Hầu, làng Đức Hồng xưa (nay là xóm 6, phường Trung Lương). Xuất xứ tên gọi của xóm Hầu, được người dân ở đây truyền kể lại rằng: Thời xa xưa, ở xóm này có một vị Tướng quân họ Nguyễn có công lớn đánh giặc, yên dân được phong tước Hầu, nên lấy tước hiệu của Ngài đặt tên xóm và xây đền Hầu để ghi nhớ công ơn. Đến nay đền không còn nữa, nhưng xóm Hầu vẫn còn in đậm trong tâm trí nhân gian.

Từ khóa: Tam Nguyên Yên Đỗ, quê nội của Nguyễn Khuyến

Comments on social media
THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Mỗi dân tộc, có một nền tảng đạo lý căn bản của sự tồn tại. Chính nền tảng đạo lý đó tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc. Cái Đạo dân tộc thường xuyên thấm nhuần sâu sắc trong cái Lý căn bản của hệ thống pháp luật. Cả hai phương diện Đạo và Lý đó đều phải được xử lý sâu sắc và nhuần nhuyễn trong mọi vấn đề của TTATXH để có một xã hội ổn định và phát triển..