VIỆN NGHIÊN CỨU & BẢO TỒN VĂN HÓA


Tham chiếu năm tham gia đánh giặc Minh, năm lập làng của Hồ Hân và Hồ Hữu Nhân để biết năm sinh Hồ Hồng

Ngày đăng: 28/04/2024Xem:

865

Trong bia ký đặt ở Đền thờ Hồ Hồng – một Di tích lịch sử cấp Quốc gia ở Nhân Trạch (Quảng Bình) có một điểm mà các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa và du khách rất quan tâm. Đó là bên chữ Hồ Hồng có tích thêm hai chữ (Hồ Cưỡng). Trong khi đó, những nhà nghiên cứu lịch sử lại không đồng ý về việc thống nhất hai nhân vật này làm một. Thậm chí, một số người cho rằng, Hồ Cưỡng là tướng Nhà Lý, còn Hồ Hồng là quan nhà Trần. Trong khi đó, có một số lệch phả hay mâu thuẫn phi lý trong một số sử phả họ Hồ nhất là ở phả đại tộc họ Nguyễn Triệu Cơ ở Quỳnh Đôi bên ngoại họ Hồ về nhân vật Hồ Kha, Hồ Hồng, Hồ Cao…Có người giải thích việc lệch nhau trong thông tin gia phả phải do người xưa tính lệch 60 năm. Thực ra không phải như vậy.

Vì thế, vấn đề làm rõ nhân vật Hồ Hồng trở thành bức thiết.

Nếu cho rằng do xưa tính lệch 60 năm như vậy thì sẽ không hóa giải được một số sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử nhất là Hồ Hân, Hồ Hữu Nhân. Bài viết sẽ làm rõ điểm chính yếu đó trên cơ sở cái nhìn tổng thể các giả thuyết khác nhau và cho rằng giả thuyết lùi năm snh 60 năm là không thuyết phục và gây ra hệ quả khó chấp nhận! Dù rằng hiện nay chưa có giả thuyết nào về thế thứ mấy nhân vật họ Hồ ở thế kỷ 13-14 là hoàn hảo và thuyết phục cả!

Nhà nghiên cứu, nhà báo Nghiêm Thị Hằng tìm hiểu nghiên cứu một số nhân vật họ Hồ và thông báo là đã giải mã vấn đề và sau đó có tham luận khoa học tại Hội thảo “Họ Hồ Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc” do Viện Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa phối hợp với các đơn vị tổ chức 8/2023, nói về về bí ẩn về năm sinh, thế thứ của các cụ Hồ Kha, Hồ Hồng, Hồ Cao, Hồ Hân. Đặc biệt nói về năm nhập ngũ của Hồ Hồng, ngày tháng năm mất của  Hồ Hồng.

Tại hội thảo, nội dung thảo luận khá hay và thú vị, làm rõ thêm sự thật nhiều nhân vật lịch sử. Nhiều người trong Nhóm nghiên cứu lịch sử họ Hồ Việt Nam (NCLSHHVN) có tham gia thảo luận và đã có ý kiến tranh biện với NTH về nội dung liên quan Hồ Hồng. Bài này làm rõ thêm góc nhìn, phương pháp tiếp cận từ nhân vật Hồ Hữu Nhân, Hồ Hân với Hồ Hồng và tư liệu, sự kiện có tính mặc định tương quan, nhưng lại mở rộng các tham chiếu liên đới.

1- Khái quát các giả thuyết

Vấn đề xác định thế thứ của Hồ Cao và Hồ Hồng khá phức tạp. Các cuộc thảo luận và tranh luận vẫn chưa dứt. Dù sơ bộ có tổng kết, nhưng lại xuất hiện yếu tố mới và giả thuyết mới. Xin trình bày thêm chủ yếu liên quan đến giả thuyết thứ 4 sẽ nêu dưới đây.

Hiện tại (tính đến tháng 8/2023) có 4 giả thuyết:

Giả thuyết 1 (Hồ Hồng là anh Hồ Cao): Hồ Kha sinh 1325, Hồ hồng sinh 1358, Hồ Cao sinh 1360, Hồ Hân sinh 1383, nhưng không giải thích được Hồ Tông Thốc sinh 1324, đậu trạng nguyên (1341, hoặc 1372-1375). Giả thuyết này có khá lâu, thậm chí đã khẳng định, khắc lên bia đá.Tuy vậy, vẫn bị phản biện vì vẫn còn sự bất hợp lý.

Giả thuyết 2 (Hồ Cao là anh Hồ Hồng.): Do nhầm Hồ Cao (cha Hồ Tông Thốc) với một cụ khác em Hồ Hồng, hoặc Hồ Hồng là con bà sau của Hồ Kha Và ghi sai cả về năm sinh Hồ Kha, Hồ Cao. Nghi vấn Hồ Cao là anh Hồ Hồng đã có nêu trong Hồ gia hợp tộc phả ký (HGHTPK), trong phả họ Hồ làng Thành Đà, Gia phả họ Hồ Quỳnh Đôi của Hồ Sỹ Hinh,... Nhưng một tư liệu gốc lại không thấy ghi chép nhiều hay do thất lạc.

Giải thuyết 3 (Hồ Hồng là con Hồ Cao): Hồ Kha sinh Hồ Cao, Hồ Cao sinh Hồ Hồng, Hồ Hồng sinh Hồ Hân. Có thể Hồ Hồng là con bà khác của Hồ Cao nhưng lại không có phả ghi rõ ràng, ngoài phả họ Hồ Việt Thuận tỉnh Thái Bình. Giả thuyết này giải thích hợp lý về thế thứ Hồ Kha, Hồ Cao, Hồ Tông Thốc, Hồ Hồng  và Hồ Hân… chỉ có điều là vậy thì Hồ Hồng không phải con Hồ Kha. Giả thuyết này cũng gây xốc về thế thứ Hồ Cao, Hồ Hồng.

Giả thuyết 4 (do Nghiêm Thị Hằng – NTH) nêu ra, mới nhất (Hồ Hồng là anh Hồ Cao. Giả thuyết này là biến thể của giả thuyết 1, lấy căn cứ 1à lùi năm sinh 60 năm về trước (ông bà Hồ Kha, các con), trừ năm sinh Hồ Tông Thốc để nguyên, nhưng lại không giải thích được Hồ Hân và Hồ Hữu Nhân tham gia khởi nghĩa Lam Sơn (bằng cách bác bỏ điều này, nhưng không thuyết phục) và khai cơ làng (không biết năm khai cơ) như nêu trên.

Đúng là cuộc tranh luận về thế thứ giữa Hồ Hồng và Hồ Cao vẫn diễn ra nhiều năm nay. Thế thứ, tuổi tác giữa Hồ Hồng và Hồ Cao lại liên quan đến Hồ Kha, Hồ Tông Thốc và tư liệu lịch sử phả hệ họ Hồ cũng như một số sự kiện lịch sử. Các giả thuyết vẫn được nêu ra. Có thêm tư liệu phát lộ và lập luận.

Tôn trọng ý kiến khác nhau , phương - pháp - thử - sai trong nghiên cứu khoa học, tìm sử liệu, lập luận, giả thuyết... cọ sát nhau làm cho cái đúng đúng hơn... nhất là khi có ý kiến khác, đối lập...

2- Tóm tắt giả thuyết thứ 4 (của NTH)

Phải nói rằng, NTH đã có một tham luận khoa học với giả thuyết có sử liệu và cách lập luận khá chặt chẽ. Theo đó, Hồ Hồng sinh 1298 anh Hồ Cao sinh 1302 và Hồ Hân sinh 1323 là con Hồ Hồng, Hồ Kha sinh 1266 (lùi 60 năm) so với phả tộc Nguyễn Triệu Cơ.

Ý kiến NTH tham luận hội thảo ở Hà Tĩnh (ngày 12/8/2023) cụ thể như sau:

Nếu Hồ Hồng sinh năm 1358 thì năm 1383 sinh Hồ Hân năm 25 tuổi, nhưng nếu Hồ Hồng sinh năm 1358 thì năm 1341 chưa sinh không thể tham gia đi đánh giặc Chiêm Thành vì thế Hồ Hồng sinh năm 1298 và sinh con Hồ Hân năm 1323 là phù hợp như Hồ Cao sinh năm 1300 (1302) sinh con Hồ Tông Thốc 1324. Hồ Hồng sinh năm 1298 thì năm Tân Tỵ 1341 tham gia quân đội là phù hợp và tháng 3 năm 1361 hy sinh trong trận đánh với quân Chiêm tại cửa biển Lý Hòa, Sông Nhật Lệ là phù hợp.

Xin độc giả cùng soi xét giả thuyết này.

Nếu lấy năm Hồ Hồng sinh 1358 thì mới xét năm sinh của Hồ Hân là 1383. Tuy nhiên gia phả họ Nguyễn Triệu Cơ (năm 1490) chỉ ghi năm sinh của Hồ Hân là năm Quý Tỵ do đó phải xét Quý Tỵ là năm 1323 hay 1383 theo năm sinh của cha là Hồ Hồng.

Về năm sinh của Hồ Kha, Hồ Hồng, Hồ Hân, giả thuyết như sau: năm sinh của Hồ Cao được tính theo năm sinh của Hồ Tông Thốc (Hồ Tông Thốc sinh năm 1324 (Giáp Tý), trên Hồ Tông Thốc còn có Hồ Tông Chất (ở Hoàn Hậu). Như vậy Hồ Cao sinh năm 1300 Nhâm Dần. Giả thiết Hồ Kha sinh năm 1277 (Đinh Sửu) hay 1266 (Bính Dần).

HBT: Nhưng trong sách họ Hồ VN cội nguồn và phát triển (HHVNCN&PT), 2019 tr. 41, Hồ Quốc Toản (HQT) ghi Hồ Kha sinh 1326 Bính Thìn thời Trần Minh Tông (cũng dẫn từ phả đại tộc Nguyễn Triệu Cơ)? Tra từ điển lại năm 1266 là Bính Dần.

Trong tham luận của NTH ghi rõ: Cụ Hồ Kha sinh năm 1266 (Bính Dần), mất năm 1329 (Kỷ Tỵ) 63 tuổi. Cụ Hồ Hồng sinh năm Mậu Tuất (1298), là anh cụ Hồ Cao. Cụ Hồ Cao sinh năm Canh Tý (1300). Năm 1324 (Giáp Tý), cụ Hồ Cao sinh Hồ Tông Thốc ]

Như vậy, các con thì lùi 60 năm (lục thập hoa giáp) căn cứ gia phả họ Nguyễn Triệu Cơ (lý do cho chuyển năm Âm sang năm Dương có thể sai, hoặc nói năm âm nhưng không biết là năm nào).

Hồ Hồng sinh năm năm 1298 (Mậu Tuất) hay 1300 (Canh Tý); Hồ Cao sinh năm 1300 (Canh Tý) hay 1302 (Nhâm Dần), Hồ Tông Thốc con Hồ Cao sinh năm 1324 (Giáp Tý) năm này Hồ Cao 22 tuổi. Hồ Hân sinh năm 1323 (Quý Hợi) là con Hồ Hồng, năm ấy Hồ Hồng 23 tuổi. Hồ Hồng tham gia quan đội năm 1341 (Tân Tỵ). Thế kỷ 14 có 2 năm Tân Tỵ (1341) và (1401) chỉ có năm 1341 là phù hợp nếu Hồ Hồng sinh năm 1300 thì năm ấy ông 41 tuổi, còn năm 1401 thì ông đã 101 tuổi không phù hợp loại bỏ.

Nếu ông Hồ Hồng sinh năm 1298 thì năm 1361 (61- 63 tuổi- thực tế ông đã mất năm ngoài 30 tuổi- HBT) ông tham gia trận đánh quân Chiêm ở cửa sông Lý Hòa tháng 3/1361 và hy sinh ngày mồng 1 tháng 3 năm 1361 là có căn cứ vì từ năm 1361-1368 (5 lần quân chiếm đánh Đại Việt chỉ có 1 lần ở cửa biển Lý Hòa, còn các lần khác ở đất Châu Hóa).

Vấn đề Hồ Hân sinh năm 1323 thì có tham gia cùng nghĩa quân Lê Lợi đánh giặc Minh hay không đang tra cứu vì có sử chép ông đã già nên chỉ động viên con rể tham gia. Do đó khi Lê Lợi xét công ông không có tên, nhưng nếu ông không tham gia trực tiếp hoặc có con tham gia thì vẫn được triều đình ban thưởng, như trường hợp các cụ Hồ Sĩ Danh có con là Hồ Sĩ Đống làm quan triều đình thì vẫn được phong tặng hoặc truy tặng phẩm hàm.

Tại trang 109 gia phả Nguyễn Triệu cơ chép: “Cụ Hồ Kha sinh năm Bính Dần là ngoại tổ Nguyễn Triệu Cơ, cụ sinh ra con trai Hồ Hồng, lấy bà người họ Đinh cùng tuổi, năm Quý Hợi sinh ra Hồ Hân”. Thế kỷ 14 chỉ có 2 năm Quý Hợi là 1323 và 1383. Nếu Hồ Hồng sinh năm 1298 (1300) thì năm Quý Hợi 1323 sinh con là Hồ Hân là phù hợp.

Nếu Hồ Hồng sinh năm 1358 thì năm 1383 sinh Hồ Hân năm 25 tuổi, nhưng nếu Hồ Hồng sinh năm 1358 thì năm 1341 chưa sinh không thể tham gia đi đánh giặc Chiêm Thành vì thế Hồ Hồng sinh năm 1298 và sinh con Hồ Hân năm 1323 là phù hợp như Hồ Cao sinh năm 1302 sinh con Hồ Tông Thốc 1324. Hồ Hồng sinh năm 1298) thì năm Tân Tỵ 1341 tham gia quân đội là phù hợp và tháng 3 năm 1361 hy sinh trong trần đánh nhau với quân Chiêm tại cửa biển Lý Hòa, Sông Nhật Lệ là phù hợp.

Nếu lấy năm Hồ Hồng sinh 1358 thì mới xét năm sinh của Hồ Hân là 1383. Tuy nhiên gia phả họ Nguyễn Triệu Cơ chỉ ghi năm sinh của Hồ Hân là năm Quý Tỵ do đó phải xét Quý tỵ 1323 hay 1383 theo năm sinh của cha là Hồ Hồng.

Nếu soi gia phả nói Hồ Cao sinh Hồ Hồng, thì cũng phải soi gia phả nói Hồ Hồng là anh Hồ Cao? Nếu soi Hồ Hân sinh năm 1383 thì phải soi Hồ Hồng sinh năm nào? Tại sao gia phả họ Nguyễn Triệu Cơ lại đưa ra cứ liệu năm Tân Tỵ Hồ Hồng tham gia quân đội, nếu soi với phả họ Hồ Quỳnh Đôi chép bia đá theo họ Nguyễn thì Hồ Hồng sinh năm 1358 và Hồ Cao sinh năm 1360, nếu đã tính theo tuổi con Hồ Cao và Hồ Tông Thốc sinh năm 1324 thì Hồ Cao sinh năm 1300.

Nếu Hồ Cao được tính lại theo tuổi con sinh năm 1300 thì sao lại cứ phải chấp nhận Hồ Hồng sinh năm 1358? Phải soi xét lại khi một cặp số đã biến thì các hàng số cũng biến theo, nếu lấy quốc sử ghi năm sinh của Trạng nguyên Hồ Tông Thốc là mốc không đổi thì quan hệ giữa cha là Hồ Cao và anh là Hồ Hồng cũng biến theo năm sinh của Hồ Tông Thốc. Không có cứ gì chỉ có Hồ Cao là cha thì được tính lại năm sinh cho phù hợp với con, còn Hồ Hồng thì lại không được tính lại cho hợp với thế thứ anh em, thời gian nhập ngũ và hy sinh ở trận đánh mà lịch sử đã ghi chép không thay đổi?

Nếu nói Hồ Hồng sinh 1358 thì Hồ Hồng chỉ đáng vai thứ là con Hồ Cao thôi. Bởi Hồ Cao đã xác định sinh năm 1300 thì Hồ Cao 56 tuổi mới sinh Hồ Hồng. Và như vậy không thể tìm ra năm Hồ Hồng tham gia quân đội. Theo Phả hệ họ Hồ, tập 1 do Hồ Bá Hiến biên soạn năm 1998-1999 sách lưu hành nội bộ trang 87-88 chép về Hồ Hân: “Với hoài bão lớn muốn ra giúp dân, cứu nước. Ông sớm tìm đến nghĩa quân Lam Sơn. Ông đã liên kết với một số hào kiệt trong vùng, tiến cử Nguyễn Bá Lai (em rể) cùng các ông Nguyễn Xí, Nguyễn Biện ra gặp Lê Lợi ở Lam Sơn. Ông vận động con rể là Phan Hoàng Nhiễu, một hào trưởng giàu có trong vùng giúp nghĩa quân Lam Sơn tiền gạo, không chép rõ năm nào ông tham gia nghĩa quân”?

Hồ Hồng không thọ được 61 tuổi, vậy tính năm nào cụ nhập ngũ và hy sinh khi đánh nhau với quân Chiêm nếu không vào giai đoạn 1361-1390 thì trước đó đầu thế kỷ 14 Đại Việt và Chiêm Thành đánh nhau những trấn nào ở đâu. Còn Hồ Hân có theo phò Lê Lợi hay không sẽ soi sử để minh bạch việc này…

Hồ Hân không tham gia trận mạc, có sử chép cụ cao tuổi nên chỉ động viên con rể tham gia chống giặc Minh thôi, như vậy đời con Hồ Hân thì có thể tham gia nghĩa quân Lê Lợi? (HBT: không đúng với sử và phả)

Soi cặp thế thứ ông Hồ Kha, cha Hồ Hồng và con Hồ Hân. Năm sinh của Hồ Cao được tính theo năm sinh của Hồ Tông Thốc (Hồ Tông Thốc sinh năm 1324 (Giáp Tý) trên Hồ Tông Thốc còn có Hồ Tông Chất (ở Hoàn Hậu) như vậy Hồ Cao sinh năm 1300 (Nhâm Dần). Giả thiết Hồ Kha sinh năm 1277 (Đinh Sửu) hay 1266 (Bính Dần); Hồ Hồng sinh năm 1300 (Canh Tý) hay 1298; Hồ Cao sinh năm 1302 (Nhâm Dần) hay 1300, Hồ Tông Thốc con Hồ Cao sinh năm 1324 (Giáp Tý) năm này Hồ Cao 22 tuổi. Hồ Hân sinh năm 1323 (Quý Hợi) là con Hồ Hồng, năm ấy Hồ Hồng 23 tuổi. Hồ Hồng tham gia quan đội năm 1341 (Tân Tỵ) Thế kỉ 13 có 2 năm Tân Tỵ (1341) và (1401) chỉ có năm 1341 là phù hợp nếu Hồ Hồng sinh năm 1300 hay 1298 thì năm ấy ông 41 tuổi, còn năm 1401 thì ông đã 101 tuổi không phù hợp loại bỏ.

Giả thuyết 4 trên đây của NTH, có nội dung chính là Hồ Hồng sinh 1298 và anh của Hồ Cao, còn Hồ Hân sinh 1323 với cách thức lùi 60 năm một can chi và phủ nhận Hồ Hân không tham gia khởi nghĩa Lam Sơn!.

3- Thảo luận và phản biện về giả thuyết 4

3.1. Lùi năm sinh một số nhân vật lại 60 năm - kết quả  hay hệ lụy?

Cái gốc trong giả thuyết của NTH là cho rằng phả có một vài nội dung thế thứ ko hợp lý là do các cụ xưa chuyển dịch năm âm thành năm dương sai nên NTH lật lại toàn bộ lùi 60 năm. Vậy liệu có hợp lý? Hệ quả là gì? Các con rể của Hồ Kha  như Hoàng Khánh, Nguyễn Thạc có thay đổi tuổi lùi 60 năm không?

Nguyên nhân có sự mâu thuẫn, lệch pha với một và nhân vật trong phả họ Nguyễn Triệu Cơ hay ở HTTP nói chung KHÔNG PHẢI LÀ là ở chỗ sai lệch 60 năm một hoa giáp trong toàn bộ các nhân vật trong đó. Các nho sĩ ngày xưa không đến nỗi sai lầm cơ bản toàn bộ như vậy.  Mà có thể chỉ sai sót ở một vài nhân vật vì một lý do khuất lấp nào đó. Tìm nguyên nhân không đúng sẽ đưa ra giải pháp không đúng, không trúng! Nhưng NTH lại cho rằng như thế nên lật lại lùi năm sinh của họ lại 60 năm về trước. Rồi từ đó khi so sánh với các sự kiện lịch sử khác là rất gượng ép (sẽ bàn tiếp sau).

Giả thuyết mà NTH phân tích khá lớp lang, nhất quán, có dựa vào một số tư liệu nhất là gia phả họ Nguyễn Triệu Cơ, có trích dẫn lập luận bài bản, có so sanh đối chiếu tư liệu. Nhưng cần chú ý: i) dựa vào gia phả họ Nguyễn vốn có nghịch lý Hồ Cao và Hồ Kha so với Hồ Tông Thốc. ii) NTH giải nghịch lý bằng cách cho rằng người xưa có thể chuyển năm âm sang năm dương chưa đúng và từ đó chuyển lùi hết về 60 năm trước, tạo nên một sự đảo lộn liên quan đến nhiều nhân vật, thế thứ cả họ Hồ và họ Nguyễn, họ Hoàng. iii) điều quan trọng nhất là không hóa giải hợp lý được với Hồ Hân, Hồ (Hữu) Nhân nhân vật lịch sử - con của Hồ Hồng, nên tìm mọi cách để bác bỏ không tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, không có danh sách trong 36 vị công thần lập quốc triều Hậu Lê là không thuyết phục (sẽ nói kỹ phần sau).

Lùi một can chi 60 năm và lấy Hồ Hồng là anh Hồ Cao thì sẽ bất cập thêm, quay bên nào cũng vướng, không hóa giải được tồn nghi. Nhân vật lịch sử Hồ Hữu Nhân, Hồ Hân và các tham chiếu khác.

HCS: Chủ yếu ý kiến của NTH đó là những giả thuyết thôi chứ không có căn cứ pháp lý và tư liệu sử học (nói thế chưa đúng lắm, ay chưa đọc kỹ BÀI NTH – chú thích của HBT). Nhưng NTH đóng góp bài tham luận cũng tốt cho nhóm nghiên cứu thôi (15/8/2023).

HXA: Nhóm NCLSHHVN cũng nêu giả thuyết đó thôi anh HCS, chỉ là chúng ta cố tìm giả thiết đúng nhất mà thôi

HBT: Giả thuyết của NTH cũng thay đổi liên tục khi thì Hồ Hồng hi sinh năm 1341 khi thì 1361… Tuy chúng ta cần tôn trọng các giả thuyết có lập luận hay chứng cứ nhất định. Chúng ta có thể chứng minh thêm hay bác bỏ!

HHTC: Theo lời của NTH thì Hồ Hồng sinh năm 1298, Hồ Cao sinh năm 1300 (trước đó ghi là 1302)

HỒ HÂN sinh 1383 (Gia phả họ Nguyễn Triệu Cơ). Thế thì HỒ HỒNG 83 tuổi mới sinh con trai? HỒ CAO sinh 1300 sinh con là HỒ TÔNG THỐC năm 1324, HỒ CAO 22 tuổi có con trai, chưa kể HỒ CỬ NHÂN là anh trai HỒ TÔNG THỐC (theo tư liệu của Nguyễn Trung Hiền trong bài "Người xứ Nghệ"). Nếu cố tình kéo HỒ HỒNG làm anh cụ HỒ CAO thì con là HỒ HÂN sẽ không hợp lý, 83 năm mới được 2 đời người, chưa kể 83 năm còn có khả năm sinh đẻ? Kéo chăn phủ cho kín đầu thì hở chân. Kéo chăn xuống phủ cho kín chăn thì hở đầu (bác HỒ HỒNG ít tuổi so với cháu Hồ Tông Thốc 34 tuổi, chưa nói đến Hồ Cao? Chính chỗ này mà giữa họ Hồ Quỳnh Đôi và Thọ Thành âm ỉ gần 100 năm nay: bác - chú rồi chú - bác…)

Cả 5 quyển phả họ Hồ Quỳnh Đôi, phả của họ Nguyễn Triệu Cơ và gia phả họ HOÀNG KHÁNH đều viết vào gia phả các họ như nhau. Cụ NGUYỄN TRIỆU CƠ sinh năm 1354, lấy bà HỒ THỊ THUẬN sinh năm 1354, HOÀNG KHÁNH sinh năm 1358 lấy bà HỒ THỊ SINH sinh năm 1362 phù hợp với thời gian lịch sử. Còn theo cô NTH  kéo thời gian HỒ HỒNG sinh năm 1298 thì HOÀNG KHÁNH sẽ gần trùng năm sinh với cha là HOÀNG THANH. HỒ HỒNG 85 năm (từ 1298 -1383) mới sinh HỒ HÂN (NTH cho Hồ Hân sinh 1323). Các con gái của Hồ Kha lấy chồng họ khác sẽ tính năm sinh và thế thứ thế nào? Đụng chạm không chỉ một vài nhân vật mà hàng loạt, gần như toàn bộ phả hệ, nên cũng khó khà thi!

Vậy, nên NTH cần nghiên cứu kỹ hơn, xem xét thêm những nhân  tố khác, phản biện thuyết phục hơn! (Trong Kỷ yếu Hội thảo HHHT, đd, tr. 152, khổ cuối và câu cuối ghi (in đậm): “ Từ đây khẳng định … Hồ Hồng là anh Hồ Kha”, có lẽ là Hồ Cao chứ không phải Hồ Kha, mới đúng, chắc lỗi kỹ thuật- HBT).

HBT: Không ai cấm xem xét lại năm sinh của Hồ Cao và Hồ Hồng khi sử phả ghi có thể chưa hợp lý trong nhiều mối tương quan nhưng phải có lý, tránh bất cập và càng vô lý hơn, mâu thuẫn nghịch lý hơn! Bởi vì các nhân vật và sự kiện bao giờ cũng nằm trong tương quan lô gích của lịch sử, nên thay đổi một nhân tố có thể sẽ làm thay đổi nhiều thứ làm có thể lệch sai lịch sử thế thứ với nhiều người.

3.2. Hồ Hồng hy sinh khoảng năm nào, ở đâu, lăng mộ?

Bài trước NTH nói Hồ Hồng hy sinh 1341 và nay là 1361? Nhưng thực ra là Hồ Hồng hy sinh khoảng năm 1390-1396 (1400). Về thời gian xê dịch có ý kiến khác nhau, như chưa bao giờ nêu ra là năm 1341 hay 1361 như ý kiến của NTH… khi lùi thời gian năm sinh nhiều người trong đó có Hồ Hân về 60 năm trước ràng Hồ Hân sinh 1323 chứ không phải 1383. 

Không phải sau năm 1390 là hết đánh nhau với Chiêm Thành như NTH viết (Kỷ yếu hội thảo họ Hồ Hà Tĩnh…, ngày 12/8/2023, tr.154) mà thực ra trang 573-600 ĐVSKTT vẫn ghi các trận đánh với Chiêm Thành đến thời nhà Hồ và cả sau nữa (chính NTH cũng thừa nhận là chưa hiểu hết các chiến tranh Đại Việt Chiêm Thành) [sẽ nói rõ hơn ở một bài khác].

Hồ Hồng không hy sinh vào ngày 1/3 mà theo Ban cán sự họ Hồ Quỳnh Đôi (do Hồ Đại Nam cung cấp đầu năm 2023) đó là ngày mà người nhà nhận được tin Hồ Hồng hy sinh, chứ thực ra không biết ngày Hồ Hồng hy sinh. (HBT: Hồ Hồng hy sinh như thế nào, ở đâu, chôn cất ở đâu? Liệu khi mất ở mặt trận liệu có còn xác không?)

Có một số tài liệu trước đây ghi là Hồ Hồng hy sinh ở Nhật Lệ, Nhân Trạch, Quảng Bình, thậm chí tin là mộ ở đó nên khi làm di tích ghi Hồ Cưỡng (Hồ Hồng) thời Hồ Sỹ Nghiêm, nhưng sau đó và hiện nay biết là nhầm nên Ban cán sự họ Hồ Quỳnh Đôi không lui tơi thắp hương nữa! 

Và không phải Hồ Hồng hy sinh và có mộ ở Nhân Trạch (Quảng Bình nay) mà ở Cẩm Sa như sách HHVNCN&PT, tr.55-56, khẳng định khi tái bản năm 2020. Ở An Truyền có di tích lăng mộ Hồ Hồng hay không! Có quan niệm ở An Cựu (An Truyền, Huế), thì Hồ Hồng là Thành hoàng ở đây, sau lăng mộ dời vào ở Cẩm Sa, Điện Bàn (Xem Kỷ yếu, Hội thảo HHHT, tr.287-288). Cụ thể Cuốn sử Họ Hồ Việt Nam cuội nguồn và phát triển, bản in lần 1, Nxb KHXH-2020, trang 55 dòng cuối, trang 56 dòng đầu) nói về Hồ Hồng: "Tại Đình làng An Truyền (Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia), xã An Phú, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế thờ các vị tổ khai cảnh của làng: họ Hồ, họ Nguyễn, họ Đoàn. Người khai cảnh họ Hồ là Hồ Hồng (Hồ Đại lang, Hồ Quản lĩnh) được phụng tự tại gian giữa chính của Đình; Lăng mộ của Ngài Quản lĩnh ở làng An Truyền. Ở chỉ họ Hồ ở Cẩm Sa cũng có Lăng mộ  Hồ Hồng. Riêng lăng mộ cụ Hồ Hồng ở xã Nhân trạch, huyện Bố trạch, tĩnh Quảng bình là "ngụy tạo" gần đây (do báo mộng)".

HBT: Trang 56 cuốn HHVNCN&PT, 2019) ghi lăng mộ Hồ Hồng ở Nhân Trạch, huyện Bố Trạch Quảng Bình, nhưng chắc chắn là Hồ Hồng không hy sinh và có lăng mộ có ở đây, giờ đã càng rõ! Đây là Lăng mộ Hồ Đức Cưỡng, Phò mã Nhà Lý.

Tác giả NTH không nắm được những thông tin mới này mà chỉ dựa vào tư liệu cũ, mà tư liệu cũ không phải là tuyệt đối đúng, thậm chí sai lệch!

3.3- Hồ Hân là nhận vật lịch sử, tham gia trực tiếp khởi nghĩa Làm Sơn đánh giặc Minh và sau về khai cơ lập làng thời gian còn ghi rõ

Nếu Hồ Hồng sinh 1298) như NTH ghi là Hồ Hân là con thứ sinh 1323).  (Hồ Hồng có con cả của con bà cả theo cha vào ở Bình Trị Thiên là Hồ Đắc… trong quá trình Hồ Hồng đã nhập quân ngũ - Ban cán sự họ Hồ Quỳnh Đôi, họ Hồ ở An Cựu và họ Hồ Quỳnh Yên đã gặp nhau (năm 1999) và nhất trí như vậy sau khi họ Hồ ở An Cựu trình gia phả trước năm 1935 (Hồ Xuân Thắng ở Quỳnh Yên cung cấp và xác nhận năm 2023).

Chi tiết này và cả năm khai cơ của Hồ Nhân, Hồ Hân thì các thành viên trong Nhóm NCLSHHVN cũng ít người biết. NTH tất nhiên là chưa biết. Rất cần nghiên cứu thêm phả họ Hồ Quỳnh Yên và họ Hồ Đắc ở An Cựu, thuộc Thuận Hóa xưa (Thừa Thiên Huế ngày nay). Như vậy đến 1403 Hồ Hân là gần 80 tuổi và đến năm 1418 khi Hồ Hân tham gia khởi nghĩa của Lê Lợi là khoảng 90 tuổi, vậy làm sao mà phù hợp?.

HXA: Trong HTTP trang 27 có nói Hồ Hân sinh khoảng Xương Phù 1377-1388 (hay phả Nguyễn Triệu Cơ là sinh năm 1358- HBT). Ông tên húy là Hân, là con trai trưởng Hồ Hồng, sinh vào khoảng niên hiệu Xương Phù đời vua Trần Phế Đế. Lớn lên gặp thời binh biến bèn lấy nghiệp võ để phấn đấu cho bản thân. Ông theo Lê Lợi (người Như Áng, Thanh Hóa) khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều lần lập công lớn. Vào niên hiệu Thuận Thiên nguyên niên (1428), Thái Tổ lên ngôi, suy ban công thần, ông nhận chức Quản lĩnh, Trật Tứ phẩm. Đến niên hiệu Đại Hòa năm thứ 7 đời vua Nhân Tông được thăng chức Kiêu Thắng quân, đồng Tổng trị, Tuyên phủ sứ, trật Chánh tam phẩm. Bấy giờ, ông cùng với vị quan ở giáp Hiền Lương (nay đổi Hoàn Hậu đông, lại chuyển cư ở xứ Đồng Sâm của bản thôn, nay cải là Cồn Ông Già) là Đặc tiến Quang Lộc đại phu, Nhập nội Hành khiển, Tả Thị lang, đồng Trung Thư môn hạ kiêm Tri Nam Đạo quân dân phan tịch, Tử Quốc kim ngư hóa, Thượng tri tự, Trước Phục hầu Lê Khắc Nhân là người cư ở cùng triều, lại là đồng hương, bèn cùng hẹn ước hôn nhân. Ông Lê Khắc Nhân đem con gái tên là Ngọc Thảo gả cho con trai trưởng của ông Hân là Ước Lễ. Thế nên Hồ Hồng sinh 1358 là chấp nhận được.

HBT: Nếu NTH cho rằng Hồ Hân (và Hồ Hữu Nhân nữa) không tham gia khởi nghĩa Lam Sơn mà chỉ vì có công cho con cháu tham gia khởi nghĩa nên được ban tặng, phong tặng thưởng  (Xem Kỷ yếu hội thảo Họ Hồ Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân học ngày 12/8/2023, tr 157) là không phù hợp với thực tế nhân vật và sự kiện lịch sử. Không đúng! Năm 1420 sau trận thắng Mường Thôi, Lê Lợi phân công Chánh đội trưởng Hồ Hân phụ trách hậu cần (Xem Hồ sơ Lý lịch di tích Hồ Hữu Nhân, tr.2, lưu ở sở VHTDTT Nghệ An).

NTH nói Hồ Hân không tham gia khởi nghĩa Lê Lợi mà chỉ tham gia đánh giặc Chiêm, như sử phả họ Nguyễn Triệu Cơ chép rõ. Hồ Hân tham gia khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi, xem trang 27, HTTP. HTTP do Hồ Sỹ Đương viết chắc chắn phải hơn gia phả họ Nguyễn Triệu cơ chứ?

NTH còn nghi vấn là Hồ Hân mới 35 tuổi, con gái mới 13 tuổi không thể có chàng rễ! (Kỷ yếu hội thảo Hà Tĩnh,sđd, tr 156).  Sao lại không?. Con gái con trai ngày xưa 13- 15 tuổi là lấy chồng lấy vợ. Nên bác bỏ này nói trên của NTH cũng chưa thuyết phục.

Cần chú ý nguyên văn đoạn ghi trong phả họ Nguyễn Triệu Cơ như sau  Hồ Hân và Hồ Hữu Nhân con thứ của Hồ Hồng (phả này không biết con cả Hồ Đắc… đã theo Hồ Hồng vào vùng Thuận Hóa. Còn Hồ Hồng có thêm bà vợ sau ở Thuận Hóa là khác nữa):

Con trai đầu (con thứ- HBT) là Hồ Hân (thưc ra là con trai thứ- HBT) sinh năm Quý Hợi (1383). Đến năm Mậu Tý (1408), ông vào quân đội đánh giặc Chiêm Thành để báo thù cho cha. Ông được thăng chức Quản lĩnh (thực ra là có đi đánh giặc Minh nữa - HBT). Năm Mậu Thân (1428), ông về nghỉ tại quê nhà làm ăn sinh sống. Ông là người có công xây dựng trang Thổ Đôi, cùng với Nguyễn Thạc. Khi tuổi đã cao, đồng tâm chung tay và vận động con cháu trong làng tu bổ bồi đắp đập Bờ Re từ năm Canh Tuất (1430) đến năm Nhâm Tý (1432) mới hoàn thành. Một thời gian sau ông xuống Thượng Yên (Quỳnh Yên) lấy bà vợ hai và làm nghề muối sinh sống. Ngày 3/3 năm Ất Dậu (1465) ông qua đời (thọ 83 tuổi- HBT), mai táng ở xã Quỳnh Yên, ngôi mộ nay vẫn còn.

Con trai thứ hai là Hồ Nhân sinh năm Bính Dần (1386). Ông Hồ Nhân lớn lên chuyển xuống Đa Kỳ Nội, Đa Kỳ Ngoại, Nghĩa Lý khai cơ lập nghiệp cùng với ông Nguyễn Tỉnh (con Nguyễn Thạc) và ông Hoàng Vi (con cụ Hoàng Khánh) làm ăn sinh sống” (và sau tham gia khởi nghĩa Làm Sơn. Gia phả đoạn sau có ghi Hồ Hữu Nhân thời kỳ tham gia quân đội khởi nghĩa Làm Sơn (sẽ nói rõ sau đây- HBT).

Nên không thể trích vắn tắt như NTH được và cũng không đủ cơ sở để nói Hồ Hân không tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dù phả không nói chi tiết này, nhưng chi tiết khác sau đó  và Hồ Tông thế phả (HTTP) ghi thế nào thì khá rõ. Có lẽ Hồ Hân đi đánh giặc Chiêm từ năm 1408 đến 1428 hay sao?. Còn năm khai cơ ở Kim Lũ- Quỳnh Yên nay năm1434?) 

Hồ Hân đều có sắc phong và phả hệ ghi (theo họ Hồ Quỳnh Yên) tham gia khởi nghĩa Lam Sơn là nhân vật lịch sử đã rõ, có phả ghi chép! Năm Khai cơ làng còn ghi ở đền Thượng Yên!

Hồ Hân xuống Kim Lũ (Quỳnh Yên ngày nay) năm 1432 và khai cơ Quỳnh Yên năm 1432. Sáng 30/4/2019, xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu tổ chức Lễ đón nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2018 và Kỷ niệm 585 năm có tên gọi Làng Thượng Yên; 65 năm thành lập xã (1954 – 2019).

Nên nói Hồ Hân sinh năm 1348 hay sớm hơn là năm 1323 (như NTH đưa ra) càng không đúng, vì lúc khai cơ Kim Lũ (1432), Cụ đã khoảng 90 hay hơn 110 tuổi (thực tế Hồ Hân thọ 83 tuổi).

Lịch sử Đảng bộ xã Quỳnh Yên 1930-2020 ghi: “Khoảng giữa thế kỷ XV (năm 1432), ông Hồ Công Hân, người làng Quỳnh Đôi, là quan triều Lê về nghỉ ở làng này. Sau đó  ít lâu, Ông xuống Kim Lũ cư trú và cùng ông Lê Bá Tuấn khai phá thêm đất đai ở vùng này, rồi lập ra làng Thượng Yên (năm 1434). Để ghi nhớ công ơn Ông Hồ Công Hân - người khai lập ra làng, dân làng Thượng Yên đã lập miếu thờ ông ở vùng đền Đông” (Sách Lịch sử Đảng bộ xã Quỳnh Yên 1930-2020, NXB. Hồng Đức, năm 2021).

HXA: "Làng Thượng Yên. Cách đây hơn 600 năm, vào đầu thế kỷ XV (năm 1405), ông Hồ Công Luyện (ông Tổ họ Hồ Nam Sơn) và sau do là ông Lê Bá Tuần (ông Tổ họ Lê đại tôn) từ ngoài Bắc vào vùng đất Thượng Yên ngày nay cư trú, rồi lập ra trại Kim Lũ. Khoảng giữa thế kỷ XV (năm 1432), ông Hồ Công Hân, người làng Quỳnh Đôi, là quan triều Lê về nghỉ ở làng này. Sau đó ít lâu, ông xuống Kim Lũ cư trú và cùng ông Lê Ba Tuần khai phủ thêm đất đai ở vùng này, rồi lập ra làng Thượng Yên (năm 1432)." Thế là có 2 vấn đề xảy ra: 1) Hồ Công Luyện (ông Tổ họ Hồ Nam Sơn) lập ra trại Kim Lũ là ở chi nhánh nảo? 2) Hồ Công Hân, người làng Quỳnh Đôi, là quan triều Lê về nghỉ ở làng này. Sau đó ít lâu, Ông xuống Kim Lũ cư trú và cùng ông Lê Ba Tuần khai phủ thêm đất đai ở vùng này, rồi lập ra làng Thượng Yên (năm 1434). Như thế có thêm tài liệu chứng tỏ Hồ Hân có làm quan cho Lê Lợi. Tác giả NTH nên chú ý nội dung này.

Hồ Lộc: Hồ Công Luyện quê ở tỉnh Hà Nam có gốc họ là Trình, chạy nạn vào cư trú tại trại Kim Lũ (Quỳnh Yên ngày nay) và đổi họ sang họ Hồ.

HBT:“Thời gian khai cơ làng xã là rõ nhất, chính xác nhất vì được lưu trữ cẩn thận và các cụ lớn tuổi luôn nhớ ngày thành lập làng” (Hồ Lộc xã Quỳnh Yên). Đúng là như vậy!

Nói về Hồ Hân (Hồ Công Hân) không nên quên Hồ Hữu Nhân. Nhân vật lịch sử Hồ Hữu Nhân còn nổi tiếng công trạng chức tước hơn cả Hồ Hân thời Lam Sơn khởi nghĩa và sau đó, khi lập triều Hậu Lê thì sao?  Thêm chứng cứ mới.

3.4. Sao tham chiếu Hồ Hân mà không tham chiếu Hồ Hữu Nhân- nhận vật lịch sử, tham gia trực tiếp khởi nghĩa Làm Sơn đánh giặc Minh và sau về khai cơ lập làng thời gian còm ghi rõ?

Ông Hồ Hữu Nhân (có khi gọi là Hồ Nhân) sinh năm 1386 (nếu ghi năm 1380 chắc nhầm số 0 và số 6 chăng. Gia phả họ Hồ Quỳnh Đôi ghi Hồ Hân sinh năm 1383, Hồ Hữu Nhân  sinh năm 1386) là con thứ Chánh đội trưởng Hồ Hồng (họ Hồ Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu), em trai Hồ Hân cũng là người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, ông tham gia đánh và giải phóng thành Trà Lân tháng 5 năm 1425. Tham gia trận đánh phục binh ở Bồ Ải, Khả Lưu, đã góp công tiêu diệt chủ lực địch bắt sống tướng Chu Kiệt, chém tướng Hoàng Thành. Ông lập nhiều chiến công và làm việc cho nhà Lê khá lâu.

Hồ Hữu Nhân được Lê Lợi trọng dụng (Quản đo Thái giám Tham chưởng Giám sự tước Diễn Lộc hầu) và sau năm 1428 tham gia chính quyền được vua phong chức “Đô thống tham đốc tước Hoan quận công, tướng công”. Năm 1443, khoảng 57 tuổi, về quê và khai cơ vùng bãi ngang ven biên Đa Ký Nội - Đa Kỳ Ngoại (chủ yếu là vùng Quỳnh Bảng ngay nay).

Và nếu theo gích NTH thì Hồ Hữu Nhân sinh 1326, tức đến năm khai cơ 1443 là 117 tuổi? Liệu có ổn không?

Đây là câu trả lời với NTH thắc mắc là sao không nói rõ công lao chiến trận của Hồ Hữu Nhân (Xem Kỷ yếu hội thảo Hà Tĩnh, tài liệu đã nêu, tr157). Con cháu họ Hồ Hữu Nhân có nhiều thành tích bảo vệ và xây dựng đất nước. Có nhiều người có công trạng lớn, được triều Lê… vinh danh như: Diễn Lộc Hầu, Võ tướng quân, Tả Hữu Trụ quốc Hồ Bá Nhàn; Hoành Lộc Hầu, Tráng võ tướng quân, Tả Hữu Trụ quốc Hồ Hữu Trung; Kiệt trung tướng quân, Tổng thiêm tri, Thứ lang huyện Trung Sơn Hồ Hữu Liêu. Trong khi đó, Nhà nước ta từ 1999 đã xếp hạng cấp quốc gia di tích lịch sử văn hóa Lăng mộ và Đền thờ Hồ Hữu Nhân.

Đền thờ và Lăng mộ được xây dựng vào cuối thời Lê. Lúc đầu đền (còn gọi là nhà thờ) là một ngôi nhà còn nhỏ. Sang đời nhà Nguyễn đền được xây dựng lại với quy mô lớn tam tòa, bố cục kiểu chữ Tam (tại xóm Đồng Hưng). Lăng mộ được xây theo hướng tây Tứ trạch, nhà hướng Tây, 8 mái uốn cong (trang trí long, phượng, tượng pháp văn, võ) tại đất Cồn Phủ nay là thôn Chí Thành, xã Quỳnh Bảng (xem Họ Hồ Quỳnh Bảng, NXB Nghệ An, 2017, tr. 28-35/).

Nhân vật tướng công Hồ Hữu Nhân và Hồ Hân là nhân vật lịch sử tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Di tích của Hồ Hữu Nhân là di tích quốc gia. Hai nhân vật này cũng có ghi rõ năm khai cơ làng, nên không thể di dịch…

HHTC: Tại sao Hồ Hồng sinh năm 1298 đến tháng 3 năm 1461 đánh nhau và hy sinh ngày 01/3/1461 là hợp lý được nhỉ? Tuổi 61 mà đang còn tham gia quan đội đi đánh nhau thì quá kỳ lạ (hiếm có)?

HSN: Có những cơ sở để nghiên cứu và khi đủ độ chín thì phải khẳng định: 1) Nếu theo gia phả Tam Công và HGHTPK thì cho 2 cụ Hồ Hồng và Hồ Cao ngang vai là khập khiễng, vì Hồ Hồng sinh Hồ Hân 1383, Hồ Cao sinh Hồ Tông Thốc 1324. Con Hồ Tông Thốc là Hồ Tông Đốn; cháu Hồ Tông Thốc là Hồ Tông Thành, Hồ Đình Trung chắt của Hồ Tông Thốc là nhân vật lịch sử được quốc gia công nhận di tích lịch sử (cụ sinh 1380 thi đậu tiến sỹ cuối đời nhà Trần và cùng Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh). 2) Như vậy không thể có Hồ Kha sinh ra Hồ Hồng anh Hồ Cao. Mà chỉ có Hồ Kha sinh Hồ Cao và Hồ Hậu (cụ này không thấy nối đời như gia phả Phú Nghĩa chép). Còn Hồ Hồng (có thể) con Hồ Cao như gia phả họ Hồ Việt Thuận/ Thuận An - Vũ Thư tỉnh Thái Bình mà tể tướng Hồ Sỹ Dương chép là có cơ sở phù hợp với thế thứ dòng họ.

HBT: Còn việc ngày xưa các vị như Hồ Kha và Hồ Cao mà chỉ có một phu nhân nghe ra rất lạ, dù gia phả không nhắc đến, hay gia phả gốc đã mất (thực sự không còn gia phả gốc)… Nên việc tra cứu con cái đầy đủ, hoặc về năm sinh cũng thế, rất khó khăn, không chỉ riêng với Hồ Cao mà NTH nêu ra là gia phả ở Tam Công không thấy nói Hồ Hồng là con của Hồ Cao!

Nhưng tại sao gia phả họ Hồ ở Việt Thuận (Thuận An), Thái Bình (viết năm 1500 và năm 1555 (bản in năm 2016, tr.31) về so chiếu với họ Hồ Quỳnh Đôi, chứ không phải mới viết sau này như NTH nói) lại ghi Hồ Kha sinh Hồ Cao, Hồ Cao sinh Hồ Hồng, Hồ Hồng sinh Hồ Hân dù là câu hỏi nghi vấn mang tính phản biện như đã dẫn! Trong câu hỏi nghi vấn về 2 nội dung phải có một nội dung đúng (đều nói Hồ Kha sinh Hồ Cao, Hồ Cao sinh Hồ Hồng, Hồ Hồng sinh Hồ Hân, sao giờ lại ghi Hồ Hồng anh Hồ Cao, biết ai sai ai đúng?). Lẽ dĩ nhiên là nói Hồ Hồng anh Hồ Cao là nghi vấn, là có thể sai! Không phải một lần, một tác giả, một thời kỳ mà ngay trong cuốn Hồ gia hợp tộc phả ký (HGHTPK) xuất bản năm 2021, hay Họ Hồ trong cộng đồng dân tộc VN (HHTCĐDTVN)…

Lô gích này là nhất quán!

Chỉ khác là trong Gia phả họ Hồ Việt Thuận tỉnh Thái Bình thì Hồ Cao sinh Hồ Hồng! Trong Gỉa phả này, phần phả họ Hồ Quỳnh Đôi ghi Chánh đội trưởng Hồ Công, “tự Thiên Phúc, húy Hồng, chính thất Từ Tín chưa rõ tính danh”).

Còn trong cuốn Gia phả họ Hồ Quỳnh Đôi thì Hồ Sỹ Hinh cũng cũng ghi là Hồ Cao anh Hồ Hồng. Theo HSH cung cấp dựa trên phả họ Hồ làng Thanh Đà xã Thanh Dương huyện Đông Thành, trấn Nghệ An, nay là làng Thanh Đà xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An thì HỒ KHA sinh HỒ CAO là trưởng, HỒ HỒNG là thứ. Và như vậy mới hợp lý với nhân vật Hồ Tông Thốc!

Giả thuyết của NTH có vẻ giải mả được giữa Hồ Hồng và Hồ Tông Thốc, nhưng lại gặp khó với Hồ Hân và Hồ Hữu Nhân!

Do vậy, vì có một lý do uẩn khúc nào đây, nên phải có cái nhìn rộng và suy cho kỹ, tìm thêm tư liệu ở góc nhìn khác (chẳng hạn năm khai cơ của Hồ Hân và Hồ Hữu Nhân chẳng hạn) khi nêu giả thuyết, không thể gượng ép!

HXA: Vấn đề là phải lấy Hồ Hân, Hồ Hữu Nhân và Hồ Tông Thốc và cả sự kiện năm Hồ Hồng hy sinh làm cơ sở cho các giả thuyết, mà giả thuyết nào giải thích được nhiều sự kiện lịch sử thì giả thuyết ấy đúng hơn (có lẽ chính vì vậy mà gia phả họ Hồ Thuận An Vũ Thư - Thái Bình mới nói Hồ Hồng là con Hồ Cao!).

NTH: Tôi, nhà nghiên cứu Nghiêm Thị Hằng (NTH) sẽ có tham luận dài 15 - 16 trang có phản biện có chứng minh có dẫn giải theo chính sử và phả sử. Mong các bác phản biện nói có đầu, có giữa, có cuối có dẫn giải chứng minh tất cả tồn nghi đều được xem xét và lý giải.

Phả họ Nguyễn không ghi năm dương lịch và chỉ ghi năm âm lịch. Do chuyển từ âm lịch nên mới nhầm tính theo năm dương lịch. Phả họ Nguyễn Triệu Cơ để tham khảo nhưng cũng để soi chiếu về phả hệ của cha Hồ Kha, lùi 60 năm. Hồ Hồng là anh, Hồ Cao là em. Hồ Hồng sinh năm Mậu Tuất (1298), Hồ Cao sinh năm Canh Tý (1300). Hồ Hân sinh năm Quý Hợi (1323). Hồ Hồng nhập ngũ năm Tân Tỵ 1341. Nghiêm Thị Hằng (NTH) đã nghiên cứu 16 đầu sách, không chỉ xem tập HTTP.

Cũng không phải chỉ soi chiếu với sử phả họ Hồ Tam Công hay họ Hồ Việt Thuận hay họ Nguyễn Triệu Cơ ... nên tài liệu là khách quan, bao giờ công bố xin các bác phản biện (bản thảo ngày 6/6/2023 và tham luận ngày 12/8/2023)!

Theo phả họ Nguyễn Triệu Cơ (trang 111)  năm Mậu Tý Hồ Hân đi đánh giặc, nếu Hồ Hân sinh năm 1383 thì năm Mậu Tý tiếp theo là năm 1408 (năm 1407 nhà Hồ sụp đổ rồi - HBT) lúc này đang triều vua Hồ Hán Thương không có đánh giặc Chiêm Thành. Vẫn theo  phả họ Nguyễn Triệu Cơ (trang 111) Hồ Hân tham gia quân đội đến năm Mậu Thân được giữ chức quản Lãnh trở về quê hương, như vậy năm Mậu Thân này được tính sang năm dương lịch là năm 1428, là năm Lê Lợi kết thúc 10 năm chống quân Minh, nhưng 36 tướng được Lê Lợi phong thưởng sau khi lên ngôi không có tên Hồ Hân? Nếu năm 1383 Hồ Hân mới sinh và năm 1428 Hồ Hân mới về làng  thì Hồ Hân không có công trạng với làng Quỳnh Đôi, bởi Thổ Đôi trang được thành lập năm 1378 năm ấy Hồ Hân chưa sinh. Đến năm 1428 Hồ Hân mới từ quân đội về làng thì Thổ Đôi Trang đã được thành lập 50 năm. Những tồn nghị này chưa được nhóm tác giả Hồ Hoàng, Hồ Ngoan, Hồ Minh Hiệu  đưa ra được căn cứ lịch sử chứng minh? Trong khi đó tác giả Nghiêm Thị Hằng đưa ra được thời gian Hồ Hân tham gia chống quân Chiêm về làng 10 năm cùng Nguyễn Thạc và Hoàng Khánh vận động nhân dân khai hoang và đắp đê Bờ Dĩ đến năm 1378 thành ba cụ Hồ Hân, Nguyễn Nhạc, Hoàng Khánh cùng thành lập Thổ Đôi Trang (12/8/2023).

HBT: Đền thờ Thành hoàng làng Quỳnh Đôi, ghi nhận Hồ Kha, Hồ Hồng cùng Nguyễn Thạc, Hoàng Khánh. Tức Hồ Hồng, Nguyễn Nhạc, Hoàng Khánh cùng thành lập Thổ Đôi Trang, chứ không phải Hồ Hân. Hồ Hân chỉ là sinh ra ở đó, cũng có công xây dựng làng sau này. Hồ Hân mới là Thành hoàng làng Thượng Yên (tức Quỳnh Yên nay), khai cơ năm 1434 thọ hơn 80 tuổi.

Cần chú ý là có nhiều giải pháp hóa giải tồn nghi chứ không phải duy nhất là giải pháp lùi 60 năm như NTH nêu ra.

GS,TS Hồ Trọng Ngũ - HTN): Trong một bài tham luận tại hội thảo “Họ Hồ Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc ngày 12/8/2023 tôi, HTN đã cho rằng: Ngay cả trong cuốn sách “Hộ Hồ Việt Nam-cội nguồn và phát triển (xuất bản 2019), gây nhiều sự phản ứng gay gắt ở một số người nghiên cứu sử họ Hồ, sau đó đã được chỉnh lý, bổ sung (2020), mặc dù chưa chính thức thừa nhận gốc tổ Họ Hồ ở Yên Thành, nhưng đã thừa nhận thông tin từ gia phả Triệu Nguyễn rằng, cha đẻ của Thái thuỷ tổ Hồ Kha là người Quỳ Trạch.  Nói cách khác quê hương bản quán của Hồ Kha là Quỳ Trạch (Yên Thành ngày nay).  Vì lẽ đó, có thể thông tin trong Hồ Gia thế phả về Hồ Kha hoặc Hồ Cao đã bị chép sai. Ta có thể luận ra điều này, bởi Hồ Kha sinh vào năm Ất Sửu niên hiệu Khai Thái thứ 2 (1325), mà Trạng nguyên Hồ Tông Thốc sinh năm 1324 và đã đăng khoa vào niên hiệu Trần Nghệ Tông (1370- 1372) năm thứ 6 tức 1376. Cả hai thông tin về hai cụ đã được chính sử ghi rõ ràng. Như vậy phải có một sự nhầm lẫn. Nếu căn cứ vào Gia phả dòng Họ Nguyễn Triệu Cơ ở Quỳnh Đôi, thì Thân sinh cụ Hồ Kha mới quay về Quỳ Trạch sau khi sinh cụ Hồ Kha, chứ không phải Hồ Kha, cũng không phải Hồ Cao. Trong khi thông tin về Hồ Cao sinh Hồ Tông Thốc cũng đã được ghi nhận cả trong Tam Công phả ký cũng như các tài liệu viết về cụ Hồ Tông Thốc. Như vậy có sự chép nhầm cụ Hồ Cao với một Cụ khác em cụ Hồ Hồng (sinh khoảng 1358-1369). Giả sử thông tin về năm sinh cụ Hồ Tông Thốc 1324 là sai, thì có thể giả định cụ Hồ Hồng sinh sớm nhất là 1358, cụ Hồ Cao em có thể sinh sớm nhất 1359. Như vậy phải khoảng 1379 mới có thể sinh Hồ Tông Thốc. Trong khi đó chính sử khẳng định từ 1376 (hay 1372?-HBT) Ngài đã đỗ Trạng nguyên (Xem Kỷ yếu hội thảo Họ Hồ Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân học ngày 12/8/2023, tr. 33)

HBT: Trong khi đó NTH lại lấy tiền đề phả họ Nguyễn Triệu Cơ (còn một sô bất cập về tuổi Hồ Kha, Hồ Cao khi so với Hồ Tông Thốc) mà HHQĐ đã khắc bia (Hồ Hồng sinh 1358, Hô Cao sinh 1360) truy ngược về 60 năm trước. Rồi cho rằng Hồ Hân không tham gia khởi nghĩa Lam Sơn mà chỉ là đi dánh giặc Chiêm trả thù cho cha, và NTH không nhắc đến Hoan quận công…Hồ Hữu Nhân. Và đặc biệt NTH không biết năm khai cơ của 2 cụ này.

Hồ Hân (Hồ Công Hân) và Hồ Hữu Nhân không có tên trong danh sách 35 vị công thần nổi bật nhất của Lam Sơn mà thôi. Nhưng số người có công như các vị Hồ Nhân, Hồ Hân là rất nhiều nên có thể chúng ta chưa biết hết. Nên đó không phải là lý do để bác bỏ 2 vị này không tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có mặt trong quá trình đánh giặc Minh, hay xây dựng triều hậu Lê (như Hồ Hữu Nhân). 

Nghiên cứu của NTH là rất trăn trở, tâm huyết công phu và nghiêm túc, có tìm tòi, và mang tính phẩn biện, nhưng vẫn không thuyết phục! Có lẽ phù hợp với Hồ Kha (đại thể sinh vào khoảng cuối thế kỷ 13), và Hồ Cao sinh vào khoảng 1300. Nhưng đặc biệt không phù hợp với Hồ Hồng nhất là khi soi chiếu với Hồ Hữu Nhân, Hồ Hân. Một số ý kiến của Nhóm NCLSHHVN đã có phản biện trên nhóm zalo và HBT đã có nêu thêm căn cứ quan trọng bậc nhất như trên!

HTTM: Qua trao đổi, phản biện (nhiều lần) và trên đây, có thể tạm kết luận rằng:

4- Chọn giả thuyết nào? Tại sao?

Có bốn tham chiếu để biết chính xác khoảng năm sinh, tuổi của Hồ Hồng

Một là, Hồ Tông Thốc (sinh 1324) con Hồ Cao (1300) và cháu nội của Hồ Hồng, nên Hồ Cao không thể sinh 1360 là em Hồ Hồng, vì như thế không hóa giải được năm sinh của Hồ Tông Thốc.

Hai là, Hồ Hữu Nhân và Hồ Hân trực tiếp tham gia khởi nghĩa Lam sơn. Nhất là Hồ Hữu Nhân, Hoan quận công, có tích lịch sử quốc gia xác thực. Năm Khai cơ cũng rõ ràng, còn ghi rõ ở làng, nên không thể di dịch 2 nhân vật này về năm sinh và năm tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, vì làm thế sẽ tạo ra bất hợp lý quá lớn, không phù hợp với nhân vật lịch sử. Điều này càng chứng tỏ Hồ Hồng không thể sinh 1300, hay 1298 mà là sinh khoảng 1354 hay 1358.

Ba là, năm Hồ Hồng hy sinh khoảng năm 1390-1396 khi ngoài 30 tuổi (chứ không phải ngoài 60 tuổi), không thể là 1361. Hồ Hồng vào quân ngũ khoảng sau năm 1378 (năm lập Thổ Đôi trang) lúc hơn 20 tuổi, nếu sinh 1358! Đó là chưa kể những trận quân ta đánh Chiêm Thành về sau (1390-1401) mà NTH chưa thấy kể ra và theo sách HHVNCN&PT (tái bản năm 2020) thì khẳng định Hồ Hồng không mất ở Lệ Thủy Quảng Bình!

Bốn là, các cụ ông ngày xưa thông lệ là nhiều phu nhân, con bà sau con bà trước. Lạ thay như Hồ Kha hay Hồ Cao và cả Hồ Tông Thốc chỉ thấy danh sách con cái hầu như của một bà vợ thôi? Thật khó tin như các quan, kinh tế khá giả như Hồ Kha và Hồ Cao lại không có bà nhỏ sau. Ngay Hồ Hồng sau này, dù chết trẻ mà cũng có 2 bà.  Nên nghi rằng gia phả họ Nguyễn Triệu Cơ, bên ngoại họ Hồ ghi như đã nhắc tới thì các con Hồ Kha là con bà sau. Ngay gia phả họ Nguyễn Triệu Cơ cũng không biết Hồ Hồng có con cả đã theo cha vào vùng phía Nam…

Cũng có phả ghi Hồ Cao là anh Hồ Hồng. Cũng có lập luận/ giả thuyết Hồ Hồng là em Hồ Tông Thốc. Và cũng có lập luận, giả thuyết như của một số thành viên HĐHH Tam Công đưa ra là Hồ Hồng em của Hồ Cao (Xem văn bia dựng ở nhà thờ họ Hồ Tam Công ngày 10/8/2023 ở nhà thờ Tam Công). Hồ Hồng là con bà sau của Hồ Kha. Đây cũng là một giả thuyết

Cũng cần lưu ý lập luận (giả thuyết) của HTN nói trên: Có thể thông tin trong Hồ Gia thế phả về cụ Hồ Kha hoặc Cụ Hồ Cao đã bị chép sai. có sự chép nhầm cụ Hồ Cao với một Cụ khác em cụ Hồ Hồng (sinh khoảng 1358-1369).

Năm là, gia phả họ Hồ xã Việt Thuận/ Thuận An, Vũ Thư, Thái Bình ghi hai cụ Hồ Sỹ Dương và Hồ Sỹ Tôn ghi Hồ Kha sinh Hồ Cao, Hồ Cao sinh Hồ Hồng, Hồ Hồng sinh Hồ Hân (câu khẳng định), sao giờ lại bảo Hồ Hồng là anh Hồ Cao (câu nghi vấn, hay câu hỏi mang tính phản biện), biết ai sai ai đúng (câu nghi vấn tu từ[1])? Hơn nữa các cụ ngày xưa có rất nhiều xưng danh nên các con của Hồ Cao như Hồ Thiện Tâm, Hồ Thiện Tính có tên gọi gì nữa (tên danh, tự, hiệu…) chứ không phải một xưng danh như vậy chúng ta không biết rõ! Ngay Hồ Hồng cũng còn có xưng danh là Thọai nữa! Nên có người nghi vấn Hồ Thiện Tâm có tên khác là Hồ Thiên (Thiện) Phúc hay không?

Đây cũng là một căn cứ tham chiếu quan trọng để biết năm sinh, thế thứ Hồ Hồng.

Giả thuyết của NTH không thuyết phục vì không có lý, gây đảo lộn lớn về năm sinh trong phả họ Nguyễn Triệu Cơ và không lý giải, hóa giải được được nhân vật Hồ Hữu Nhân và Hồ Hân liên quan năm khai cơ và thực sự tham gia khởi nghĩa Lam Sơn! Nhưng nhờ giả thuyết của NTH mà giả thuyết về Hồ Hồng không phải anh Hồ Cao càng củng cố vững chắc hơn cả về chứng cứ và lập luận. Nhóm NCLSHHVN rất trân trọng và cảm ơn NTH đã nêu giả thuyết nghiên cứu và tham gia thảo luận và hội thảo.

Nhưng rõ ràng là khi lấy Hồ Hồng làm anh Hồ Cao thì sẽ bất cập thêm, quay bên nào cũng vướng, không hóa giải được tồn nghi. Vả lại càng tồn nghi hơn. Khi thay đổi những nhân tố như thời gian, sẽ kéo theo một lô gích với một số sự kiện lịch sử có khi rất khiên cưỡng!

HXA: Sử họ Hồ đã thiếu lại có sử liệu vênh nhau, nên nhóm cần các giả thuyết. Các giả thuyết này cần tranh luận trong nhóm, soi hết mọi góc cạnh. Sau khi soi đi chiếu lại, giả thuyết nào giải thích được nhiều sự kiện nhất thì ta dùng. Làm khoa học là phải thế. Thấy sai ở đâu thì cãi ở đấy. Không thế nóng vội được. Lịch sử chỉ có một nhưng giả thuyết thì nhiều. Rút dây động rừng, khó lắm, chỉ có giả thuyết đúng mới trôi chảy, không đụng đến ai thôi.

HBT: Nhưng đúng… mà vẫn đụng! GS Hồ Trọng Ngũ có nói là giả thuyết nào có lý thì người ta theo,“nói phải củ cải cũng phải nghe”. Trong khoa học và lâu dài là như vậy. Phải thuyết phục chứ không bắt người ta phải theo hay thấy khác ý mình thì bài bác!

Tuy vậy, nhưng về tâm lý không dễ chút nào nhất là tâm lý dòng tộc thứ bậc. Thay đổi thế thứ trong dòng tộc đã “an bài” dù biết là bất hợp lý không hề dễ tí nao! Điểù đó càng khó klhi đã hình thành phái A và phái B.Họ đã từng nói… “như thế”  nhưng bàn thờ ai người ấy giữ, người ấy cúng!

Gỉả thuyết 1, A chịu thì B không chịu. Giả thuyết 2 thì B chịu mà A không chịu. Giả thuyết 3, B chịu nhưng A dứt khoát không. Giả thuyết 4 cả A và B đều không chịu, nhất là B. Do đó có khi phải tạm thời “chung sống hòa bình” với các giả thuyết về mặt nhận thức, còn “bàn thờ ai người ấy cúng”.., Phải chờ đợi, nhận thức là một quá trình, thay đổi một nhận thức đã hằn sâu nhiều chục năm và của nhiều người không phải dễ! Không vội vàng và thắng thua ở đây được. Làm sao thấu hiểu, thuyết phục nhau để tự thấy, tự điều chỉnh dần,  “cùng thắng”, cùng thân ái, đoàn kết đây!? Đây không phải là “ba phải” mà nhu cương đúng lúc, thực tế lịch sử nó vậy!

5-Kết luận

Xét về giả thuyết thì giả thuyết (giải pháp) nào giải thích được nhiều sự kiện nhất, hóa giải được tồn nghi và hợp lô gích nhất? Đó là giả thuyết 2 và 3. Giả thuyết 2 ít xáo trộn nhất. Khi các sự kiện ít ghi hay không thấy ghi vào sử phả (hay bị hư hại, thất lạc, hoặc vì một lý do nào đó) thì phải dựa vào suy luận nhưng có tính lịch sử, hợp lý hợp tình. Có giả thuyết dựa nhiều vào sự kiện có ghi trong sử phả nào đó nhung không nhât quán, phi lô gích, không giải thích được sự kiện lịch sử và của các nghịch lý một cách lô gích thì cũng không thuyết phục được, khó tin được. Chẳng hạn ở đây là như giả thuyết 1 và 4 mà giả thuyết 4 có vẻ lô gích nhưng lệch pha 60 năm, tạo nên sự xáo trộn quá lớn và vẫn bất lực không hóa giải được nhân vật lịch sử Hồ Công Hân và Hồ Hữu Nhân - tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và năm khai cơ lập làng năm tháng rõ ràng!

Trong 4 giả thuyết thì giả thuyết 3 là hợp lô gích nhất!

Còn Hồ Hồng (1358) nếu là em Hồ Cao thì với điều kiện Hồ Kha (sinh khoảng năm 1266 hay 1277) phải sống thọ ngoài 80 đến 90 tuổi trong khi đó phả ghi chỉ thọ 58 hay 63 tuổi.

Còn nếu Hồ Kha sinh Hồ Cao (giả thiết sinh 1346) thì 1366 (hơn kém vài ba năm) Hồ Tông Thốc mới sinh, sao năm 1366 đã viết văn bia? Vô lý như việc Hồ Cao sinh 1360 và năm 1372 đã có con Hồ Tông Thốc là trạng nguyên vậy! Như thế khi giả phả ghi Hồ Kha sinh Hồ Hồng và Hồ Cao, dù ai anh ai em cũng thấy vô lý!

Về mặt lô gích chỉ có giả thuyết Hồ Hồng (1358) là em Hồ Tông Thốc (1324) [dù sau hơn 30 năm, Hồ Hồng (1358) là con bà sau chăng?] là hợp lý hơn cả! Theo phả nào thì cũng tréo ngoe, phi lô gích! Giữa phả và lô gích - tính qui luật, ta theo cái nào?

Tuy nhiên về các giả thuyết (giải pháp) trên đây, chúng ta cũng cần nghiên cứu tiếp, tìm thêm căn cứ, sử liệu vấn đề này!

Comments on social media
THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Mỗi dân tộc, có một nền tảng đạo lý căn bản của sự tồn tại. Chính nền tảng đạo lý đó tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc. Cái Đạo dân tộc thường xuyên thấm nhuần sâu sắc trong cái Lý căn bản của hệ thống pháp luật. Cả hai phương diện Đạo và Lý đó đều phải được xử lý sâu sắc và nhuần nhuyễn trong mọi vấn đề của TTATXH để có một xã hội ổn định và phát triển..