VIỆN NGHIÊN CỨU & BẢO TỒN VĂN HÓA


Các hình thức tích tụ, tập trung đất nông nghiệp: Yêu cầu đổi mới phương thức quản lý

Ngày đăng: 21/05/2024Xem:

664

Việc tập trung, tích tụ đất nông nghiệp chỉ nhằm mục đích duy nhất là hình thành những thửa đất, cánh đồng rộng lớn, thuận lợi cho hoạt động tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

 

1. Một là, tập trung đất thông qua dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp.

Dồn điền, đổi thửa là một hình thức tập trung ruộng đất trong nông nghiệp thông qua việc thực hiện quyền chuyển đổi đất nông nghiệp giữa các hộ nông dân trong cùng một địa bàn sản xuất từ các mảnh ruộng nằm phân tán ở các vị trí khác nhau thành các ô, thửa lớn tập trung tại một vị trí.

Đây là yêu cầu tập trung đất đai để hộ gia đình, cá nhân có được các thửa đất có quy mô diện tích lớn hơn để tổ chức sản xuất thuận lợi do có điều kiện để cơ giới hóa và thâm canh để mang lại hiệu quả.

2.Hai là, cho thuê đất nông nghiệp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Hình thức này xuất phát từ nhu cầu giao dịch giữa người nắm quyền sử dụng đất và người có nhu cầu thuê quyền sử dụng đất. Thông qua hợp đồng thuê, cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp thuê đất được chủ động hoàn toàn việc sản xuất, canh tác trên đất trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê đã được ký kết.

Bước đầu, hình thức doanh nghiệp thuê đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp được địa phương đánh giá là giải pháp tương đối phù hợp với điều kiện hiện nay của Việt Nam, đảm bảo cho người nông dân được hưởng lợi từ cho thuê đất mà ít phải đối mặt với các rủi ro. Hình thức trả tiền thuê ruộng đất có thể theo từng vụ, từng năm hoặc cho cả thời gian thuê. Thời gian cho thuê được thỏa thuận ổn định để người thuê tính toán phương án sản xuất.
 

Với hình thức này, người nông dân vẫn nắm quyền sử dụng đất, có thể có thu nhập cao hơn trước đây thông qua được hưởng tiền thuê đất. Nông dân có cơ hội làm việc cho doanh nghiệp. Khi hết thời hạn cho thuê, người nông dẫn vẫn còn quyền sử dụng đất. Mô hình này khá “an toàn“ đối với người nông dân.

Để khắc phục hạn chế này, tại một số địa phương, chính quyền đã có cách làm sáng tạo khác như chính quyền địa phương đứng ra thuê của dân và cho doanh nghiệp thuê lại. Cách làm này phần nào giải quyết được bất cập trên nhưng không đảm bảo tính pháp lý do trong quy định của pháp luật Việt Nam chưa có quy định về vấn đề này. Hơn nữa, tính pháp lý của nguồn lực tài chính mà chính quyền địa phương dùng để trả tiền thuê đất của dân cũng chưa rõ ràng.

3. Ba là, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là hình thức người nông dân chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người có nhu cầu. Về bản chất đây là việc bán đất nông nghiệp. Người nông dân sẽ không còn quyền đối với đất sau khi đã chuyển nhượng.

Hình thức này có tác động rất lớn về mặt kinh tế, xã hội, tới việc đảm bảo lợi ích của người nông dân vì bản chất là người nông dân không còn đất sản xuất, không có việc làm trong nông nghiệp hoặc trở thành người làm thuê trong nông nghiệp.

4. Bốn là, góp quyền sử dụng đất.
 

Đây là hình thức tích tụ, tập trung đất đai thông qua việc những người nông dân tự nguyện góp đất cùng tiến hành tổ chức sản xuất, kinh doanh và cùng hưởng lợi thành quả sản xuất. Cũng có thể là người nông dân góp đất, góp vốn, công sức vào hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc doanh nghiệp và được hưởng lợi nhuận theo quy chế thỏa thuận. Hình thức này có 2 dạng cơ bản:

(i) Người có đất liên kết, hợp tác với người sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh: Trong mô hình này, doanh nghiệp, hợp tác xã đóng vai trò đầu mối cung cấp vật tư, giống, khoa học công nghệ và bao tiêu đầu ra. Nông dân vẫn sản xuất trên ruộng đất của mình nhưng tự hình thành nhóm hộ sản xuất, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật từ giống, canh tác, cơ giới hóa…tập trung ruộng đất để tạo thành các vùng sản xuất lớn, chuyên canh, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Mô hình này khá phù hợp do các bên tham gia mô hình đều có lợi ích.

(ii) Người có đất góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất kinh doanh: Theo đó, đất đai được định giá để xác định vốn góp trong giá trị doanh nghiệp. Hình thức này chưa phát triển mạnh do nhiều khó khăn và rủi ro. Chẳng hạn, nếu quản trị doanh nghiệp không minh bạch, người nông dân hoặc không được tham gia, hoặc không có năng lực tham gia vào quyết định quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc doanh nghiệp cố tình gạt người góp đất ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh thông qua tăng vốn điều lệ, người nông dân rất dễ rơi vào tình trạng mất đất. Nguy cơ phá sản, giải thể doanh nghiệp khiến nông dân không mặn mà trong việc góp vốn trong khi chưa thấy rõ lợi ích của việc góp vốn có đảm bảo duy trì được mức sống tối thiểu.

 
Do vậy, những giải pháp cần tập trung để đổi mới thể chế quản lý đáp ứng yêu cầu tích tụ, tập trung đất nông nghiệp bao gồm:
 

Một là, cần có quan điểm, nhận thức đúng đắn về tích tụ, tập trung đất nông nghiệp. Phát huy lợi thế, nâng cao hiệu quả kinh tế do gia tăng quy mô sản xuất là một quy luật mang tính phổ biến trong kinh tế. Tuy vậy, quy luật này không phải luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh và trong mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh.

Hai là, để thúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất trong nông nghiệp, Nhà nước cần thực hiện:

Tiếp tục thúc đẩy việc dồn điền đổi thửa ở các địa phương; Hỗ trợ thủ tục hành chính cho người nông dân trong quá trình đo đạc lại đất, lên phương án dồn đổi ruộng đất; Đẩy nhanh tiến độ cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa.
 

- Nhà nước có các chính sách đồng bộ như miễn thuế thu nhập, phí, lệ phí khi chuyển quyền đối với nông dân. Hiện nay, việc chuyển nhượng đất nông nghiệp phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở mức 25% tính theo giá chênh lệch giữa giá chuyển nhượng trừ đi giá mua và chi phí; hoặc 2% giá chuyển nhượng nếu không xác định được giá mua và chi phí; và 0,5% lệ phí trước bạ. Chính sách thuế, phí liên quan đến chuyển nhượng đất nông nghiệp hiện tại đang được áp dụng chung như các bất động sản khác và còn tương đối cao so với lợi nhuận có thể tạo ra từ sản xuất nông nghiệp.

 

Các quy định về hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê cũng như cơ chế giám sát việc thực hiện hợp đồng từ các cơ quan quản lý nhà nước cần phù hợp, chặt chẽ, bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của tất cả các bên tham gia hợp đồng. Có quy định rõ ràng, nghiêm minh để xử lý việc vi phạm hợp đồng của các bên liên quan.

 

Pháp luật về đất đai liên quan đến tích tụ, tập trung đất nông nghiệp:

Ngoài các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai, các dự án sản xuất, kinh doanh khác nhà đầu tư được thỏa thuận nhận chuyển nhượng, thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để có đất thực hiện dự án. Tại Khoản 3 Điều 73 của Luật Đất đai, Quốc hội giao Chính phủ quy định chính sách khuyến khích. 

Đối với doanh nghiệp: Mặc dù không có quy định hạn mức giao và nhận chuyển nhượng nhưng quyền tiếp cận đất nông nghiệp của doanh nghiệp còn gặp khó khăn do quy định tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng phòng hộ của hộ gia đình, cá nhân trừ trường hợp được chuyển mục đích theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt. Luật đất đai hạn

Pháp luật về chuyển mục đích sử dụng (sau đây viết tắt là CMĐSD) đất trồng lúa: cụm từ: "Xác định c th din tích đất trng lúa cn bo v nghiêm ngt" cụ thể: 

(i) Theo đó, cần bổ sung vào Điều 123 dự thảo Luật không được CMĐSD đất trồng lúa sang phi nông nghiệp sau khi đã được tích tụ, tập trung, (nhất là thực hiện dự án đầu tư) nhằm khuyến khích đầu tư sản xuất nông nghiệp chân chính, hiệu quả, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư vào nông nghiệp.

(ii) Sửa đổi khoản 1 Điều 251, cụ thể là điểm e khoản 2 Điều 24 Luật Quy hoạch, đề nghị bổ sung đất trồng lúa là đối tượng phải được khoanh vùng trong khu vực sử dụng đất cần quản lý nghiêm ngặt. 

Vì hiện dự thảo Luật mới chỉ đề cập đến đối tượng chỉ tiêu là đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; trong khi đất chuyên trồng lúa là đất màu mỡ, phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả, cần bảo vệ nghiêm ngặt và cần thể hiện từ chỉ tiêu trong nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia làm cơ sở cho việc thực hiện quy hoạch từng thời kỳ, hay tiêu chí, điều kiện CMĐSD.

Sửa đổi một số khoản tại Điều 183 (Đất trồng lúa) dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung khoản 4 “Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước.

Không được chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước tại khu vực quản lý nghiêm ngặt theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trừ trường hợp đặc biệt quan trọng cần thu hồi đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và công trình hạ tầng phục vụ quản lý chặt chẽ các khu vực này, đất chuyên trồng lúa được hình thành từ quá trình tập trung, tích tụ ruộng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hạn chế chuyển đất chuyên trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp”.

 

Tóm tắt:

Tích tụ đất nông nghiệp (đất lúa): 

Theo điều 193 luật sử đổi quy định: “ ….

2. Các phương thức tích tụ đất nông nghiệp:

a) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp;

b) Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

3. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng khoa học, công nghệ để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất đã tích tụ.

4. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, hướng dẫn, hỗ trợ các bên trong việc thực hiện tích tụ đất nông nghiệp và đảm bảo ổn định quy hoạch đất nông nghiệp đã tích tụ.

 

 

Comments on social media
THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Mỗi dân tộc, có một nền tảng đạo lý căn bản của sự tồn tại. Chính nền tảng đạo lý đó tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc. Cái Đạo dân tộc thường xuyên thấm nhuần sâu sắc trong cái Lý căn bản của hệ thống pháp luật. Cả hai phương diện Đạo và Lý đó đều phải được xử lý sâu sắc và nhuần nhuyễn trong mọi vấn đề của TTATXH để có một xã hội ổn định và phát triển..