VIỆN NGHIÊN CỨU & BẢO TỒN VĂN HÓA


Đất nông nghiệp hết hạn sử dụng có bị thu hồi không?

Ngày đăng: 28/04/2024Xem:

559

Nhà nước quyết định thu hồi đất trong trường hợp nào?Đất nông nghiệp hết hạn sử dụng có bị thu hồi không?Đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có bán không?

 

Nhà nước quyết định thu hồi đất trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Trong đó, theo quy định tại Điều 64 Luật Đất đai 2013 thì các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

- Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

- Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

- Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

- Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

- Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

- Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

- Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

Đất nông nghiệp hết hạn sử dụng có bị thu hồi không?

Theo quy định nêu trên, đất nông nghiệp hết hạn sử dụng không thuộc trường hợp bị thu hồi đất. Do đó, khi đất nông nghiệp hết thời hạn, người sử dụng đất sẽ không bị thu hồi đất.

Nếu hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nhu cầu thì có thể làm thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất để được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn.

Đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có bán không?

Để có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất cần phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013, bao gồm:

- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 186 Luật đất đai 2013 và trường hợp nhận thừa kế theo quy định tại Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013;

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, đảm bảo chi việc thi hành án;

- Đất nằm trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, trường hợp đất nông nghiệp đã hết hạn sử dụng đất thì không đáp ứng các điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật nêu trên.

Để có thể thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trước tiên người sử dụng đất cần làm thủ tục gia hạn thêm thời hạn sử dụng đất theo quy định.

 

 

Comments on social media
THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Mỗi dân tộc, có một nền tảng đạo lý căn bản của sự tồn tại. Chính nền tảng đạo lý đó tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc. Cái Đạo dân tộc thường xuyên thấm nhuần sâu sắc trong cái Lý căn bản của hệ thống pháp luật. Cả hai phương diện Đạo và Lý đó đều phải được xử lý sâu sắc và nhuần nhuyễn trong mọi vấn đề của TTATXH để có một xã hội ổn định và phát triển..