VIỆN NGHIÊN CỨU & BẢO TỒN VĂN HÓA


Tổ chức kinh tế có được đứng tên đất nông nghiệp được không?

Ngày đăng: 08/05/2024Xem:

868

Công ty của tôi là công ty trách nhiệm hữu hạn. Hiện, công ty đang thỏa thuận để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của một số hộ gia đình, cá nhân. Sau khi nhận chuyển nhượng, công ty sẽ sử dụng đất vào mục đích sản xuất phi nông nghiệp theo chức năng trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Xin hỏi, trong trường hợp này công ty có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và lập thủ tục đăng ký biến động được không?

 Căn cứ pháp lý:

Theo quy định tại Điều 193 của Luật Đất đai năm 2013: “Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1.     Có văn bản chuyển nhượng QSD đất nông nghiệp để thực hiện dự án phi nông nghệp thẩm UBND cấp tỉnh hiệu lực 36 tháng. (ngoài ra: tham khảo tại. Điểm c Khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính (đã được sửa đổi tại Khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017)

2.     Mục đích sử dụng đất đề xuất phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch

3.      Thực hiện nghĩa vụ nộp tiền bảo vệ đất trồng lúa (35/2015/ND-CP ngày 13/4/2015 của Chính Phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa và NĐ 62/2019/ND-CP ngày 11/7/2019của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều NĐ số 35/2015/ND-CP và TT:18/2016/TT-BTC ngày 21/1/2016 BTC)

 Kết Luận:

Tổ chức kinh tế không thực hiện biến động đất nông nghiệp từ hộ gia đình, chỉ được biến động đất đai khi có văn bản chấp thuận đầu tư UBND cấp tỉnh đồng thời văn bản chuyển nhượng QSD đất phi nông nghiệp.

Ngược lại. tại khoản 4 điều 49 Tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Phương án sử dụng đất nông nghiệp phải thể hiện các nội dung sau: a) Tên tổ chức kinh tế; b) Địa điểm, diện tích đất sử dụng; c) Mục đích sử dụng đất; d) Phương thức sản xuất kinh doanh nông nghiệp (lập dự án đầu tư hay không lập dự án đầu tư); đ) Vốn đầu tư; e) Thời hạn sử dụng đất mà tổ chức kinh tế đề nghị; g) Tiến độ sử dụng đất.

Comments on social media
THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Mỗi dân tộc, có một nền tảng đạo lý căn bản của sự tồn tại. Chính nền tảng đạo lý đó tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc. Cái Đạo dân tộc thường xuyên thấm nhuần sâu sắc trong cái Lý căn bản của hệ thống pháp luật. Cả hai phương diện Đạo và Lý đó đều phải được xử lý sâu sắc và nhuần nhuyễn trong mọi vấn đề của TTATXH để có một xã hội ổn định và phát triển..