VIỆN NGHIÊN CỨU & BẢO TỒN VĂN HÓA


Từ hôm nay, người dân TP. HCM bị thu hồi đất được đền bù gấp 25 lần giá Nhà nước

Ngày đăng: 21/05/2024Xem:

906

Chính sách mới có hiệu lực ngày 18/3/2023 bao gồm quy định về hệ số điều chỉnh giá đất tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 và Quy chế tổ chức, hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú.

 

Hệ số điều chỉnh giá đất tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023

Theo Quyết định 13/2023/QĐ-UBND, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về hệ số điều chỉnh giá đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn năm 2023 như sau:

 

Đối với đất ở, mức bồi thường từ 03 - 25 lần giá đất nhà nước.

- Đối với đất phi nông nghiệp không phải đất ở, mức bồi thường đất thương mại, dịch vụ được tính bằng 80% giá đất ở liền kề.

- Đối với các loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, không phải đất thương mại, dịch vụ, đất sử dụng mục đích công cộng có kinh doanh, đất xây trụ sở cơ quan, đất công trình sự nghiệp được tính bằng 60% giá đất ở liền kề.

- Đối với các loại đất nghĩa địa, nghĩa trang, đất tôn giáo, đất giáo dục, y tế cũng được tính bằng 60% giá đất ở liền kề.

- Đất nông nghiệp, mức bồi thường từ 05 - 38 lần giá Nhà nước quy định.

Tỷ lệ học sinh bán trú của trường phổ thông dân tộc bán trú

Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT  quy định về tỷ lệ học sinh bán trú của trường phổ thông dân tộc bán trú như sau:

- Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học: Có ít nhất 20% học sinh bán trú;

- Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở: Có ít nhất 45% học sinh bán trú;

- Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở: Có ít nhất 32,5% học sinh bán trú hoặc có ít nhất 20% học sinh tiểu học bán trú và 45% học sinh trung học cơ sở bán trú.

 

Comments on social media
THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

THẤM NHUẦN LÝ VÀ ĐẠO TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Mỗi dân tộc, có một nền tảng đạo lý căn bản của sự tồn tại. Chính nền tảng đạo lý đó tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc. Cái Đạo dân tộc thường xuyên thấm nhuần sâu sắc trong cái Lý căn bản của hệ thống pháp luật. Cả hai phương diện Đạo và Lý đó đều phải được xử lý sâu sắc và nhuần nhuyễn trong mọi vấn đề của TTATXH để có một xã hội ổn định và phát triển..